Giá cà phê gia tăng khiến các quốc gia Đông Phi tích cực mở rộng sản xuất
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngGiá cà phê gia tăng khiến các quốc gia Đông Phi tích cực mở rộng sản xuất
Trên một ngọn đồi dốc thoai thoải ở trung tâm Uganda, Stephen Musoke, người đã có kế hoạch đưa các đồn điền cà phê trở lại sản xuất trên khắp các quốc gia Đông Phi sau nhiều năm bỏ bê, do giá cà phê toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ.
Riêng trong năm nay, giá hạt cà phê Robusta, được sử dụng trong cà phê hào tan, đã tăng lên 17% ở London, trong khi cà phê Arabica ngon hơn và đắt tiền hơn đã tăng hơn 53% trên mối lo ngại rằng toàn cầu sẽ rơi vào thâm hụt do sự tác động của hạn hán kỷ lục đã xảy ra hồi đầu năm nay ở Brazil, nước trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Việc giá cà phê không ngừng gia tăng kể từ năm 2010 đã gây ra một cuộc chạy đua lớn về các lĩnh vực cà phê của Đông Phi. Cơ quan phát triển cà phê của Uganda (UCDA) cho biết, người nông dân đã cải tạo hàng ngàn hecta đất trồng cà phê bị bỏ hoang. Ngoài ra, chính phủ nước này cho biết, Uganda đạt được một mức kỷ lục với 27 triệu cây cà phê đã được trồng mới trên các vùng đất canh tác trước đây, tăng gần 8% so với mức 350 triệu cây đã được trồng ở Uganda, theo UCDA.
Vấn đề này được lặp đi lặp lại ở khu vực phía đông của trung tâm trồng cà phê châu Phi, bao gồm các nước: Kenya, Rwanda, Tanzania, theo hiệp hội cà phê châu Phi cho biết.
Sự hồi sinh trong nền sản xuất cà phê ở châu Phi có thể giúp khôi phục lại sự ổn định cho thị trường cà phê toàn cầu. Trong đó, lượng tiêu thụ của châu Phi chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê của toàn thế giới, tuy nhiên ngành công nghiệp cà phê tại châu lục này lại bị sụt giảm mạnh mẽ trong những năm 1970 do một cuộc suy thoái trong giá cả. Do đó, trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn cà phê từ Brazil.
David Muwonge, phó giám đốc điều hành cơ quan cà phê quốc gia Uganda (Nucafe) cho biết: “Người nông dân trồng cà phê ở châu Phi đang cố nắm bắt cơ hội này trước nguồn cung toàn cầu đang trở nên bị thâm hụt. Tuy nhiên, họ cần nhiều sự hậu thuẫn từ nguồn vốn và cây giống để có thể phát triển được”.
Uganda chủ yếu xuất khẩu cà phê sang châu Âu, Mỹ và châu Á. Trong đó, các nhà nhập khẩu hạt cà phê loại tiêu chuẩn bao gồm các công ty như: Sucafina SA – Thụy Sĩ và Olam International Ltd. Trong khi hạt cà phê chất lượng cao lại được nhập bởi các công ty như Starbucks Corp và Nestlé SA. Hiện nay, Uganda có khoảng hơn 2 triệu người trồng cà phê, chủ yếu là ở các trang trại vừa và nhỏ.
Ông Musoke là người thừa kế một trang trại cà phê ở quận Mityana ở trung tâm Uganda từ người cha mình cách đây 15 năm. Tuy nhiên, trong những năm giá cà phê luôn giao dịch ở một mức thấp khiến ông ta phải từ bỏ công việc kinh doanh cà phê của mình. Ông quyết định rời khỏi trang trại vào năm 2007 và thực hiện một cuộc hành trình 30 dặm đến thủ đô, Kampala, để có một công việc tại một cửa hàng trái cây địa phương.
Khi giá cà phê toàn cầu dần phục hồi, ông Musoke quyết định trở về vào năm 2012. Ông nhận thấy trang trại của mình đã gần bị bao phủ bởi cỏ dại và bụi cây hoang dã, do đó, các cây cà phê trở nên rất khó khăn để mà được cạnh tranh các chất dinh dưỡng trong đất. Sau đó, ông đã phải chứng kiến một mùa thu hoạch kém năng suất do chất lượng đất trồng kém, và giá cà phê thế giới giảm trở lại.
Tuy nhiên, ông đã kiếm được một khoản vay nhỏ vào năm 2013 để mua phân bón, và nhận thấy một sự khác biệt ngay lập tức. Người nông dân 40 tuổi này đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ vụ thu hoạch chính của mình trong mùa vụ này, do sản lượng đã được cải thiện và giá cà phê toàn cầu tăng lên một lần nữa.
Trong vụ mùa năm nay, các hạt cà phê đã được hình thành, cũng như những nông dân khác ở Uganda, ông rất lạc quan về thu hoạch tiếp theo trong tháng 10/2014.
Sản lượng cà phê từ Đông Phi đã sẵn sàng tăng khoảng 18% đạt mức 14,5 triệu bao trong mùa thu hoạch 2013-2014 và có thể sẽ tăng thêm khoảng 15% trong vụ mùa tới, do được hỗ trợ bởi việc mở rộng diện tích và phương pháp canh tác, theo hiệp hội cà phê châu Phi cho biết.
Sau nhiều năm giao dịch dưới mức 1 USD/pound, thì giá một số loại cà phê Arabica bắt đầu tăng lên trong năm 2010, và tăng vượt mức 2,50 USD/pound vào năm 2012, do điều kiện thời tiết bất lợi ở Trung Mỹ và châu Á. Ngay sau đó, giá đã giảm trở lại, xuống dưới mức 1 USD/pound. Tính đến thời điểm hiện nay, giá cà phê thế giới đang tăng trở lại lên mức 2 USD/pound, nguyên nhân là do những lo ngại về nguồn cung có thể bị thắt chặt hơn sau một đợt tấn công của hạn hán ở Brazil.
Việc đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn như đối với nền sản xuất cà phê thực sự là rất khó khăn, bởi lẽ thường thì mất từ 3-5 năm để các diện tích cà phê bắt đầu đi vào sản xuất.
Trong một nỗ lực để đảm bảo họ nhận được càng cao lợi nhuận càng tốt, người trồng cà phê trên thế giới đã chuyển hướng phát triển hạt cà phê cao cấp, có chất lượng tốt và độc đáo hơn trong hương vị, để có thể nhận được lợi nhuận cao hơn so với các hạt cà phê có chất lượng thấp.
Các nước Mỹ Latinh như: Colombia, Ecuador, Guatemala và Mexico đã thống trị các thị trường cà phê cao cấp, chiếm hơn 50% thị phần.
Trong suốt 5 năm qua, các nhà sản xuất cà phê ở Đông Phi, với sự hỗ trợ từ các nhà nhập khẩu như Starbucks, ED & F Man Holdings Ltd và Nestlé, đã làm việc chăm chỉ để cải thiện chất lượng hạt cà phê thông qua các phương pháp canh tác tốt hơn và giới thiệu các giống cà phê mới năng suất cao. Theo đó, mà sản lượng cà phê của Đông Phi trên thị trường toàn cầu hiện nay ở mức 15%, tăng từ mức 7% trong năm 2012, theo Ecobank, một ngân hàng ở châu Phi cho biết.
Quay trở lại với đồn điền cà phê ở Mityana của Musoke. Ông cho biết, thu hoạch đã được cải thiện, sản lượng cà phê cao hơn có thể bù đắp sự sụt giảm nhỏ trong giá cả. Ông cho rằng: “sẽ gắn bó với trang trại mới được phục hồi của mình. Bởi trang trại cà phê này nắm giữ tương lai của tôi, và so với những gì đang diễn ra trên thị trường cà phê toàn cầu, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ từ bỏ nó một lần nữa”.
Đức Duy
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng