Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 4 tháng qua


Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng qua trong tháng 5, do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng từ các trận động đất tại Kumamoto và tăng trưởng chậm ở các thị trường mới nổi, điều này báo hiệu triển vọng thương mại ảm đạm trong quý II.
Kim ngạch xuất khẩu đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm mạnh hơn so với ước tính trung bình của các nhà kinh tế tại 10,4% hàng năm và mức giảm 10,1% trong tháng 4, theo số liệu của Bộ Tài chính cho biết vào sáng nay.
Tuy nhiên, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ mở rộng trong những tháng tới do nhu cầu ở nước ngoài có dấu hiệu ổn định, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe đang phải chịu áp lực nặng nề khi trước các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng khi đồng Yên tiếp tục leo thang đe dọa đến xuất khẩu và thu nhập của các doanh nghiệp.
“Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tháng 4-6 đã chững lại, nguyên nhân do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và nhu cầu suy yếu ở nước ngoài”, theo ông Hiroaki Muto, nhà kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Tokyo Tokai cho biết.
Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu yếu trong tháng 5 gây ra bởisự suy giảm trong các lô hàng thép, chất bán dẫn và linh kiện điện tử xuất khẩu.
Một loạt các trận động đất xảy ra các trung tâm sản xuất phía Nam của Kumamoto vào giữa tháng 4 vừa qua đã phá hủy hoàng loạt nhà cửa, gây ra lở đất và khiến các công ty thiết bị điện tử và sản xuất xe hơi phải ngừng hoạt động.
Mặc dù, đã có nhiều công ty có thể tiếp tục sản xuất trở lại một cách nhanh chóng, nhưng để lấy lại công suất như trước đây phải mất khá nhiều thời gian.
Xuất khẩu sang Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản – đã giảm 14,9% trong tháng 5, trong khi các lô hàng của Mỹ bị ràng buộc giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, xuất khẩu sang châu Á, chiếm hơn một nửa số chuyến hàng của Nhật Bản, cũng đã giảm 13,0% trong năm tính đến tháng 4, và lô hàng sang châu Âugiảm 4,0%.
Đồng Yên đã tăng khoảng 15% so với đồng USD trong năm nay do kỳ vọng tăng lãi suất của Mỹ đã bị lùi về sau. Tuy nhiên, nếu đồng Yên tiếp tục tăng, điều này có thể làm giảm thu nhập trong xuất khẩu, và gây ảnh hưởng đến vấn đề tiền lương tăng và chi phí vốn cho các doanh nghiệp.
Việc đồng Yên mạnh lên cũng gây trở ngại cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản trước những nỗ lực nhằm thúc đẩy lạm phát vì nó làm giảm chi phí của hàng hóa nhập khẩu.
Nguồn: Investing/Đăng bởi: Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng