Liên Hiệp Quốc đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương “không bền vững”
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngTheo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không những không mạnh mẽ mà còn không đủ để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững toàn diện.
Trong một báo cáo được phát hành ngày hôm nay, ESCAP cho biết khu vực này đang dựa quá nhiều vào nợ để duy trì tăng trưởng và nên hành động để phục hồi cầu trong nước, tăng cường năng suất và có một lập trường chủ động hơn về chính sách tài khóa.
“Việc áp dụng các chương trình nghị sự năm 2030 diễn ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách toàn cầu vẫn đang phải vật lộn để phục hồi tăng trưởng kinh tế mặc dù đã sử dụng các biện pháp kích thích đặc biệt,” Shamshad Akhtar, thư ký điều hành của ESCAP cho biết.
“Trong khi các chương trình nghị sự năm 2030 thúc đẩy một khái niệm rộng hơn về phúc lợi của con người, tăng trưởng mạnh mẽ là điều kiện thiết yếu cho việc tạo công ăn việc làm và nâng cao phát triển tổng thể bền vững.”
Akhtar nói thêm rằng sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực làm xuất hiện nhiều hoài nghi về hiệu quả của tăng trưởng trong công cuộc phục hồi kinh tế.
Khảo sát Kinh tế và Xã hội Châu Á và khu vực Thái Bình Dương của ESCAP năm 2015 cho thấy các nên kinh tế đang phát triển khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng trung bình 4,5% trong năm 2015, đây là tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009. Cả tiêu dùng và đầu tư đều giảm sút trong khi xuất khẩu vẫn đình trệ.
Khảo sát nhấn mạnh riêng Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể để đạt tăng trưởng bền vững, bao gồm tình hình bất bình đẳng tăng cao, nợ tư nhân ứ đọng nhanh chóng và các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đồng thời cũng nhận xét, sự suy thoái dần dần của nền kinh tế Trung Quốc và bước dịch chuyển của nước này sang một mô hình tăng trưởng mới đã tác động đến thị trường chứng khoán và tiền tệ ở Trung Quốc, đến khu vực và còn vượt xa hơn nữa, trái ngược với kì vọng tăng trưởng từ phục hồi ở mức vừa phải ở các nước phát triển.
ESCAP cho rằng, mặc dù báo cáo dự đoán năm nay khu vực này phục hồi khiêm tốn ở mức 5% – so với mức tăng trưởng trung bình 9,4% giai đoạn 2005-2007 – do cầu bên ngoài yếu và các yếu tố trong nước như năng suất và tăng lương thấp, cơ sở hạ tầng tắc nghẽn và thực hiện cải cách chậm chạp khiến cho tiềm năng của khu vực này không được phát huy.
Sự bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội cũng đang cản trở khu vực này đạt được những mục tiêu cao hơn. Akhtar cho biết “Điều quản trọng là tăng trưởng sản xuất phải được tăng tốc và những lợi ích thu được phải thông qua lực lượng lao động”.
“Tăng trưởng kinh tế mà được hậu thuẫn bởi tăng lương thực tế thì sẽ vững bền hơn tăng trưởng mà dựa vào nợ tích tụ chồng chất”, Akhtar nói.
Báo cáo cũng khuyến nghị chính sách tài chính hỗ trợ ngược chu kỳ cho nền kinh tế và phương án để tăng cường cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
Đặc biệt, chi tiêu công cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng có thể tăng cường năng suất và công việc hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
“Để tạo ra nhiều không gian tài chính hơn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, chính phủ nên tái ưu tiên cho chi tiêu và nâng cao hiệu quả cải thiện chính sách thuế và quản lý”, Akhtar giải thích.
Báo cáo cũng lưu ý rằng một số quốc gia đã có những bước tích cực theo hướng này, chẳng hạn như loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu không công bằng và kém hiệu quả.
Nguồn Public Finance International / Đăng bởi Tygiavang.vn
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng