Published On: Thu, Jun 2nd, 2016

Malaysia thể hiện thái độ cứng rắn khi Trung Quốc thể hiện mưu đồ ở biển Đông

Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021
Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ công

Sự xuất hiện của một chiếc tàu lớn ở ngoài khơi bờ biển bang Sarawak, Malaysia hồi tháng 3/2016 đã khiến những thủy thủ trên tàu tuần tra của Malaysia thực sự bị sốc. Khi bị xua đuổi, “con tàu lạ” gầm rú lao về phía tàu tuần tra của Malaysia với tốc độ cao trước khi chuyển hướng để lộ rõ dòng chữ “Tuần duyên Trung Quốc” trên thân tàu.

Hành động của Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo một quan chức của Cơ quan Thực thi Luật biển Malaysia (MMEA), trước khi vụ việc nói trên xảy ra, MMEA đã nhiều lần phát hiện sự xuất hiện của tàu tuần duyên Trung Quốc ở khu vực cụm bãi cạn Luconia trên Biển Đông. Tuy nhiên, động thái nguy hiểm như trên của tàu tuần duyên Trung Quốc mới lần đầu được ghi nhận.

Reuters dẫn lời một quan chức Malaysia giấu tên cho biết: “Đối với chúng tôi, động thái này giống như một nỗ lực để đe dọa tàu của chúng tôi. Hành động này tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Sự việc như đổ thêm dầu vào lửa khi cũng vào thời điểm đó có thông tin về sự xuất hiện của 100 tàu cá Trung Quốc quanh khu vực cụm bãi cạn Luconia. Điều này khiến dư luận Malaysia không khỏi bất bình. Đã có nhiều ý kiến kêu gọi Chính phủ nước này cần có phản ứng cứng rắn với động thái ngang ngược của Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao cho biết, Malaysia giờ đây phải đứng lên chống lại các vụ xâm phạm hải phận trong bối cảnh Trung Quốc đang phô trương sức mạnh cơ bắp của mình ở Biển Đông.
Tờ báo này cho rằng thay vì xây căn cứ không quân, Trung Quốc nên đóng nhiều tàu sân bay để thỏa mãn tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Phân tích này cũng có thể là động thái đánh lạc hướng dư luận khỏi chú ý đến các hành động phi pháp và nguy hiểm ở Gạc Ma.

Thực tế là có những ý kiến hoài nghi về khả năng phản ứng của Malaysia khi nước này có “mối quan hệ đặc biệt” với Trung Quốc, nhất là về thương mại và đầu tư. Và cũng đã có những thông tin về việc nhiều vụ ngư dân Malaysia bị những người có vũ trang trên tàu cảnh sát biển Trung Quốc bắt bớ vì lý do nào đó được bỏ qua.

Nhưng khi tần suất và số lượng các tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở cụm bãi cạn Luconia – ngư trường giàu có ở Biển Đông không ngừng tăng lên, Malaysia đương nhiên không thể chỉ ngồi nhìn. Malaysia đã triệu Đại sứ Trung Quốc để giải thích về vụ việc.

Trung Quốc thờ ơ, Malaysia buộc phải “cứng”

Đáp lại chỉ là thái độ thờ ơ, coi nhẹ vấn đề này từ phía Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nghiên tuyên bố, tàu cá của họ chỉ đơn giản là thực hiện các hoạt động đánh bắt cá bình thường ở “vùng biển liên quan”.

Chỉ một vài tuần sau đó, Malaysia công bố kế hoạch thiết lập cơ sở điều hành hải quân gần Bintulu, phía nam Miri.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cơ sở điều hành này sẽ có máy bay trực thăng, máy bay do thám và một lực lượng đặc nhiệm làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của đất nước trước nguy cơ tấn công của những tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tuy vậy, một số quan chức và chuyên gia lại cho rằng, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông mới là nguyên nhân sâu xa để Malaysia thành lập cơ sở nói trên.

Ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore nói: “Nếu bạn tăng cường an ninh bảo vệ tài nguyên dầu khí, điều đó có nghĩa là bạn đang bảo vệ chính mình trước các yếu tố nhà nước và phi nhà nước. Vì vậy, những gì Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói có thể hợp lý. Nhưng nó có thực sự xuất phát từ mối đe dọa của IS hay không? Tôi không nghĩ vậy”.

Có thể việc thành lập cơ sở điều hành hải quân gần Bintulu còn nhiều đồn đoán nhưng việc cần thiết phải có thái độ cứng rắn hơn với những vụ xâm phạm hải phận là điều mà nhiều quan chức cấp cao Malaysia khẳng định cần phải theo đuổi.

Vị trí lô khí đốt SK320 Malaysia vừa phát hiện và đưa vào khai thác và đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (đường 9 đoạn màu đỏ), và yêu sách vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Malaysia (đường màu vàng)

Một vị Bộ trưởng của Malaysia giấu tên trả lời phỏng vấn của Reuters đã nêu bật sự tương phản giữa phản ứng của Malaysia trong tháng 3/1016 với một sự cố tương tự xảy ra chỉ vài ngày trước đối với nước láng giềng Indonesia.

“Khi tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Indonesia, họ đã ngay lập tức bị đuổi ra ngoài. Khi tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của chúng tôi, không có phản ứng nào được đưa ra”, vị Bộ trưởng này nói.

Tháng trước, tại Quốc hội Malaysia, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia cũng khẳng định rằng, Malaysia không công nhận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc với tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

Malaysia làm gì để tự bảo vệ mình?

Khi được hỏi về sự cố trên biển được Cơ quan Thực thi Luật biển Malaysia (MMEA) đề cập, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hai nước đã “có sự đồng thuận cao” về việc giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua đối thoại và tham vấn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói: “Chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc chặt chẽ với Malaysia về vấn đề này”.

Sự phụ thuộc về kinh tế của Malaysia vào Trung Quốc được cho là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự miễn cưỡng của Kuala Lumpur để đưa ra phản ứng mạnh mẽ hơn.

Theo đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Malaysia và ở chiều ngược lại, nếu tính trong số 10 nước thành viên ASEAN, Malaysia cũng là nước nhập khẩu lớn nhất hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc.

Trong bối cảnh tình hình khu vực phát sinh những diễn biến mới, để tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia, Malaysia đang theo đuổi các chiến lược khác nhau, bao gồm cả việc tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ trong khi tiếp tục thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.

Malaysia cũng có một lựa chọn nhạy cảm hơn, đó là tìm kiếm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Mỹ.

Một quan chức cấp cao của nước này nói với Reuters rằng, Malaysia đã “tìm đến” Mỹ để yêu cầu giúp đỡ thu thập thông tin tình báo và tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, động thái này đã được thực hiện mà tránh gây ồn ào để không chọc giận Bắc Kinh.

Ông Storey nhận định, động thái tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ có thể được Malaysia thực hiện kết hợp với hoạt động ngoại giao mềm nhằm cố gắng thuyết phục Trung Quốc ít quyết đoán hơn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

“Không chiến lược nào trong hai chiến lược nói trên có thể phát huy được hoàn toàn hiệu quả, nhưng đó là những lựa chọn không thể thay thế. Tranh chấp này sẽ còn kéo dài”, ông Storey nói.

Theo VOV.vn

iPhone 6s cá tính phiên bản mạ vàng đen

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng

Kinh doanh

Cafe Tây Nguyên Danh sách các công ty thu mua cà phê của Việt Nam

Số lượng các tập đoàn, công ty thu mua cà phê chỉ trên dưới 10 công ty nhưng khối lượng cà phê mà các tập đoàn, công ty này mua không phải là nhỏ, khoảng 75 đến 85% sản lượng cà phê của tổng khối lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của cả Việt […]

Phân tích

Giá vàng sẽ tăng lên 62 triệu đồng/lượng?

Chuyên gia dự báo, trong năm 2021, giá vàng leo lên mức 2.2000 USD/ounce, tương đương 62 triệu đồng/lượng. Trả lời Kitco, ông Jon Deane, cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng JP Morgan, hiện là Tổng giám đốc của Quỹ Trovio cho biết, với cung tiền dồi dào trên khắp thế giới, lạm phát đã xuất hiện. […]

Tài chính kinh doanh- Video

Quân đội Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Video xe tăng phe đảo chính thổ nhĩ kỳ đâm thẳng vào người dân biểu tình

Xe tăng của phe đảo chính không ngần ngại húc thẳng vào những người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tối 15/7 (theo giờ địa phương), một số đoạn video lan truyền trên mạng internet cho thấy, người biểu tình […]

Quà tặng tết 2021