PMI tháng 6 của Nhật Bản dự kiến giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp


Chỉ số về hoạt động sản xuất (PMI) của Nhật Bản ước tính sẽ tiếp tục giảm trong tháng 6 này cùng một tốc độ với các tháng trước đó, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp, theo một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy, nguyên nhân có thể được cho là do nguồn cung bị gián đoạn từ sau một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra vào hồi tháng 4 và xuất khẩu giảm.
Kết quả khảo sát của Markit do hãng Nikkei công bố cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã điều chỉnh giảm xuống mức 47,8 điểm trong tháng 6, ít thay đổi so với mức dự báo tại 47,7 điểm được đưa ra vào tháng trước.
Chỉ số này vẫn ở mức thấp hơn 50 điểm, ngưỡng phân cách giữa mở rộng và thu hẹp, và đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp.
Trong khi đó, chỉ số sơ bộ cho các đơn đặt hàng mới ở mức 45,8 điểm, cao hơn so với 44,7 điểm trong tháng trước, nhưng vẫn nằm trong đà giảm của tháng thứ 5 liên tiếp.
“Dữ liệu khảo sát mới nhất đã chỉ ra một sự suy giảm hơn nữa trong điều kiện sản xuất tại Nhật Bản. Cả 2 chỉ số về sản xuất và các đơn đặt hàng mới đều giảm với mức đáng kể, do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu tiêu thụ từ thị trường nước ngoài”, theo Markit cho biết.
Cơ quan này cho biết trận động đất vào tháng 4 tiếp tục có một tác động tiêu cực đối với các số liệu PMI. Đó là trận động đất mạnh xảy ra ở trung tâm phía Nam của tỉnh Kumamoto vào giữa tháng 4, nó đã phá hủy nhà cửa, gây ra lở đất và làm gián đoạn sản xuất tại các nhà máy điện tử và phụ tùng ô tô trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 0,5% trong quý II từ mức 1,9% so với quý trước do xuất khẩu chậm lại, kết quả được đưa ra từ một cuộc thăm dò thực hiện bởi Reuters đối với các nhà kinh tế.
Bên cạnh đó, đồng Yên đã tăng khoảng 15% so với đồng USD trong năm nay, điều này đã dấy lên những lo ngại rằng việc đồng Yên tiếp tục lên giá sẽ làm tổn thương kim ngạch xuất khẩu, làm giảm thu nhập của các doanh nghiệp và khiến họ buộc phải cắt giảm sản lượng.
Markit lưu ý rằng tăng trưởng việc làm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, cho thấy các biện pháp kích thích hơn nữa có thể là rất cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.
Nguồn: Reuters / Đăng bởi Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng