Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2011


Sản lượng công nghiệp nhà máy của Nhật Bản trong tháng 2/2016 giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 khi một trận động đất lịch sử xảy ra và tàn phá toàn bộ các nhà máy xí nghiệp, dấy lên các lo ngại về suy thoái kinh tế và áp lực về việc đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế.
Điều này đã đặt ra nhiều câu hỏi, liệu Thủ tướng Shinzo Abe có dùng tới gói kích thích tài chính mới hoặc bỏ ngỏ cho tới năm 2017 với kế hoạch tăng thuế kinh doanh sau khi số liệu tăng trưởng kinh tế quý I được phát hành vào ngày 18/05.
Các nhà phân tích nhận định GDP tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải trong quý I/2016 mặc dù một số lo ngại vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng quý II suy yếu – hay được gọi là suy thoái kỹ thuật – vì xuất khẩu yếu kém và tiêu thụ nhỏ giọt.
“Với tình hình này, Nhật Bản hoàn toàn có thể tiếp tục gánh phải chịu quý thứ 2 liên tiếp suy yếu”, theo Hiroshi Shiraishi, nhà kinh tế cấp cao tại BNP Paribas (BNPP PA) cho biết.
Lạm phát mất đà, chi tiêu tiêu dùng suy yếu và suy thoái của Trung Quốc đang đe dọa làm suy yếu nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc, theo đó Ngân hàng Nhật Bản cũng đang chịu áp lực với việc phải nới lỏng một lần nữa chính sách tài khóa sau khi bất ngờ đưa ra quyết định giữ lãi suất ở mức âm trong cuộc họp tháng trước.
Các nhà phân tích đặt cược ông Abe sẽ thông qua gói kích thích mới để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và một lần nữa trì hoãn việc tăng thuế doanh thu.
Nhưng một số người lại hoài nghi về tính bền vững của sự kích thích như vậy. “Nó có thể hỗ trợ nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng họ sẽ không thể là một giải pháp cơ bản. Cải cách cơ cấu như chính sách nhập cư để đảm bảo lực lượng lao động là cần thiết để sửa chữa tiềm năng tăng trưởng hời của Nhật Bản”, theo Shiraishi BNP Paribas cho biết.
Vừa qua, số liệu của Bộ thương mại nước này cũng cho thấy sản lượng công nghiệp đã giảm 6,2% hàng tháng trong tháng 2/2016, phần lớn phù hợp với ước tính trung bình của các nhà kinh tế. Mà tháng trước đó đã tăng 3,7%, đánh dấu mức tăng đầu tiên trong 3 tháng liên tiếp.
Đó là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2011, khi trận động đất tàn phá và sóng thần tấn công vùng ven biển phía đông bắc của Nhật Bản.
Sự suy giảm đợt này lại càng trầm trọng khi quý vừa qua là thời gian của một đợt nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày tại Trung Quốc và châu Á nói chung khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm sút.
Nếu loại trừ yếu tố như vậy, các nhà phân tích nhận thấy sản lượng đầu ra của nhà máy còn lại cũng khá bằng phẳng do sự suy yếu trong nhu cầu tiêu dùng cả trong nước và ngoài nước, kéo theo doanh số bán hàng chậm chạp ở Trung Quốc và châu Á nói chung.
Nguồn: Investing / Đăng bởi Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng