Suy thoái kinh tế Nhật Bản lại “tái phát” vào quý III
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngNền kinh tế Đất nước mặt trời mọc lại sa vào suy thoái trong quý III từ tháng 7 đến tháng 9/2015 do tình hình nước ngoài không khả quan khiến cho đầu tư kinh doanh bị thiếu hụt, điều này đặt áp lực lên vai những nhà hoạch định chính sách trong việc triển khai các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ sự phục hồi còn đang rất mong manh.
Sức bật trong tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu đã mang đến niềm hi vọng cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới lại đang có dấu hiệu ảm đạm, cầu phía Trung Quốc đang giảm và giá lương thực nhập khẩu tăng khiến cho nhiều hộ gia đình phải thắt chặt chi tiêu.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích kì vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải trong quý IV khi mà các công ty vẫn còn chần chừ trong việc sử dụng lợi nhuận kỷ lục của mình để tăng lương, điều này nhấn mạnh những thách thức đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông đang phải lèo lái nền kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ với chính sách kinh tế “Abenomics” của mình.
“Một lượng giảm lớn hàng tồn kho là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới chi tiêu vốn co lại 1/3 lần. Thiếu vốn là một điều đáng quan ngại, nhưng tính cả các yếu tố khác nữa thì các số liệu GDP có thể đánh giá là không quá tệ” – Takeshi Minami, trưởng ban kinh tế tại Viện Nghiên cứu Norinchukin cho biết.
Theo dữ liệu chính thức được chính phủ công bố vào thứ 2, nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới “rút gọn” một tỉ lệ 0,8%/năm trong quý III, hơn mức dự báo thị trường trung bình co lại 0,2%.
Theo sau đó là 0,7% suy giảm vào quý II, đây là đợt giảm đầu tiên trong suốt 3 quý trong năm.
Theo số liệu đó thì Nhật Bản đang rơi vào suy thoái kĩ thuật, nghĩa là hai quý liên tiếp kinh tế “co lại”, sau khi chịu “căn bệnh” tương tự vào năm ngoái do chi tiêu tiêu dùng từ sau đợt tăng thuế bán hàng trong tháng 4 năm 2014.
Các quan chức chính phủ vẫn duy trì cái nhìn lạc quan một cách cẩn trọng, nói rằng mặc dù có một số khiếm khuyết nhưng nền kinh tế tiếp tục phục hồi ở mức khá trong việc cải thiện điều kiện việc làm và thu nhập.
Chi phí vốn giảm 1,3%, giảm hơn mức dự báo trung bình chung của thị trường 0,4%, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp sụt giảm do đầu tư ô tô và nhà xưởng sản xuất máy móc chậm chạp.
Nhưng tiêu dùng cá nhân, yếu tố chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng 0,5% so với quý trước, gần như ở cùng dòng với mức dự báo chung của thị trường..
Các con số cho thấy, trong khi cầu trong nước bớt đi 0,3% GDP, cầu nước ngoài cộng thêm vào GDP 0,1% để tăng trưởng.
Dữ liệu đưa ra kém lạc quan gây bất ngờ nho nhỏ cho nhiều quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), những người đã điều chỉnh suy thoái trên diện rộng và kì vọng vào một mức tăng trưởng phục hồi trở lại trong các quý tiếp theo khi lượng tiêu thụ và
Trong khi các dữ liệu đưa ra sẽ được giảm sát kĩ lưỡng bởi các nhà hoạch định, BOJ được cho là sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ tại mức đang được xem xét trong tuần này, các nhà phân tích cho hay.
“Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã không ảnh hưởng nhiều đến GDP của Nhật quý III, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy tác động tiêu cực của nó lên các quỹ tiếp theo” Shuji Tonouchi, chiến lược gia cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho hay.
“Chính phủ chưa cần phải trả lời ngay tức thì nhưng kích thích kinh tế có thể sẽ cần thiết nếu như mọi thức không tiến triển tốt”
Nguồn Reuters / Đăng bởi Tygiavang.vn
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng