Tại sao tỷ lệ dự trữ đồng USD giảm và vàng sẽ lên ngôi?
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngHệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại vàng vì các giới hạn mà vàng áp vào chúng. Tuy nhiên, rồi sẽ có ngày sự tự tin dành cho tiền tệ giảm mạnh đến mức họ họ buộc phải tìm tới vàng để cứt vớt sự sống của bản thân.
Sự có mặt của đồng Euro?
Đây có lẽ là điều cần thiết khi chúng ta tiếp tục bình luận về sự thay đổi phần trăm phân bổ đồng USD trong danh mục dự trữ được nhấn mạnh thông qua bảng biểu dưới đây.
Theo đó, trước khi xuất hiện đồng euro vào năm 1999, USD và vàng chiếm tới 95% kho dự trữ trên toàn cầu. Khi đồng euro được khai sinh, 30% lượng dự trữ chảy vào đồng tiền này trong khi vàng tiếp tục được nắm giữ cùng với đồng Yen Nhật và Bảng Anh (ngoại trừ số vàng bán ra theo Hiệp ước Washington và Hiệp ước Vàng ngân hàng trung ương).
Mỹ chấp nhận sự thay đổi này vì mối quan hệ giữa khu vực EU với Mỹ và Anh. Nói cách khác, đây là sự thay đổi được chấp nhận bởi Mỹ với việc tái cơ cấu thị trường tiền tệ thế giới. Chúng sẽ tiếp tục đi theo con đường này trong thập kỷ tới.
Mất niềm tin vào USD, sau đó là các đồng tiền khác …
Tỷ lệ phần trăm dự trữ của đồng đô la giảm từ 63% năm 1999 xuống còn 53% vào năm 2012 khẳng định rằng lòng tin vào đồng đô la Mỹ với vai trò là một loại tiền tệ đang ngày càng lu mờ. Vậy tại sao bạn lại có thể yêu cầu tỷ lệ này quay về ngưỡng 56 % trong quý II năm 2013?
Đây là một thay đổi quan trọng trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Mối quan hệ giữa các loại tiền tệ với đồng USD
Như mọi khi, chúng ta lại sử dụng hình ảnh cái cây để ám chỉ thị trường tiền tệ. Đồng USD là thân cây trong khi các đồng tiền khác chỉ là những nhánh cây. Diễn biến năm 2012 đã chứng minh rằng chẳng có đồng tiền nào là an toàn ngoại trừ đồng dollar Mỹ. Vai trò an toàn truyền thống của đồng Franc Thụy Sỹ và đồng Yen Nhật đã giúp chúng mở rộng sức mạnh khi niềm tin vào đồng USD chạy sang chúng. Những ảnh hưởng tác động tới nền kinh tế của họ lớn đến mức hoạt động xuất khẩu của họ trở nên cực kỳ đắt đỏ đối với thế giới.
Kết quả là, ngân hàng trung ương tại các quốc gia này buộc phải áp dụng chính sách hạ tỷ giá hối đoái nhằm duy trì khả năng cạnh tranh thương mại toàn cầu.
Đánh giá thị trường sau sự thay đổi này, chúng ta có thể thấy rõ ràng là tất cả các đồng tiền đang có xu hướng học tập những gì mà Thuỵ Sĩ và Nhật Bản đang làm. Khi mà đa số các hoạt động thương mại thế giới vẫn được giao dịch bằng USD, sẽ chẳng có quốc gia nào dám đánh vào xuất khẩu bằng cách cho phép đồng tiền của mình leo cao.
Sự thật tương tự cũng được tìm thấy trong đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, ít nhất là cho tới khi nào họ vượt qua Mỹ để trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.
Niềm tin dành cho đồng ‘petroDollar’
Chỉ những công ty sản xuất dầu có cán cân thanh toán dựa hoàn toàn vào nguồn thu từ dầu hoặc các quốc gia tự cung tự cấp dầu mới có đủ khả năng để đồng tiền của họ tăng cao. Nguyên nhân là do niềm tin vào đồng đô la dựa vào vai trò là đồng tiền thanh toán khi bán dầu. Nếu dầu được định giá bằng các đồng tiền chính của thế giới, tỷ giá hối đoái của đồng đô la có thể sẽ dược phản ánh thông qua cán cân thanh toán. Điều này sẽ khiến tỷ giá hối đoái liên tục giảm.
Nhưng ngay cả khi một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu mà có có một ngành xuất khẩu khác ngoài dầu, họ cũng sẽ buộc tỷ giá hối đoái giảm hoặc ổn định so với đồng đô la để bảo vệ các hãng xuất khẩu.
Không phải Vàng so với đồng USD mà là Vàng so với tất cả các loại tiền tệ
Có một số thay đổi quan trọng trong phần trăm phân bổ dự trữ đã xảy ra kể từ năm 2012 khi mà sự quan tâm dành cho đồng dollar đã quay trở lại. Lúc này, đồng bạc xanh được coi là đồng tiền an toàn nhất trong số những đồng tiền xấu, chứ không phải là vì sự tự tin dành cho đồng bạc xanh đã phục hồi trở lại. Chẳng có thứ tiền tệ nào là thiên đường an toàn tại thời điểm này.
Điều này ảnh hưởng đến vàng như thế nào?
Rõ ràng là nếu ngân hàng trung ương lo ngại về triển vọng của đồng USD, họ sẽ phải ra tay bởi vì tình hình tồi tệ của đồng đô la chưa hề được cải thiện. Vậy họ sẽ đi đâu bây giờ ?
Ngân hàng trung ương và toàn bộ hệ thống ngân hàng đã không thích vàng kể từ khi tiêu chuẩn vàng chấm dứt. Bằng cách loại bỏ vàng ra khỏi bức tranh tiền tệ [ngoại trừ tư cách là một tài sản dự trữ rời rạc] hậu quả của việc giảm giá tiền tệ đã được loại bỏ trong một thời gian. Cuối cùng, rồi chúng cũng sẽ trở lại ám ảnh hệ thống tiền tệ, tuy nhiên, cho đến nay, mọi thứ vẫn được coi là tốt. Hậu quả vẫn đang trên đường tìm tới đích đến. Tác động đầu tiên sẽ xuất hiện khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Một khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ thấy phần trăm phân bổ USD trong danh mục dự trữ một lần nữa lại giảm so với Nhân dân tệ. Việc thay thế đồng dollar bằng đồng Nhân dân tệ trong kho dự trữ cũng sẽ diễn ra nhanh chóng như việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các hoạt động thương mại toàn cầu.
Một khi quá trình chuyển đổi hoàn toàn được thiết lập, thị trường hi vọng hàng hóa Trung Quốc sẽ được định giá bằng đồng Yuan, thay vì đồng USD như trước kia. Cùng với đó, nhu cầu dự trữ đồng USD cũng suy giảm mạnh mẽ.
Sự kiện này khiến chúng ta liên hệ tới bình luận của Hội đồng Vàng Thế giới tuần trước: “Khi ngày càng có nhiều loại tiền tệ được đặt trong hệ thống dự trữ, mối quan hệ của vàng với các đồng tiền khác càng mở rộng. Nhiều khả năng vàng sẽ duy trì mối quan hệ nghịch đảo truyền thống so với đồng dollar Mỹ trong khi đóng vai trò như một hàng rào chống lại tất cả sự mất giá của các loại tiền tệ mạnh khác. Khi hệ thống tiền tệ tiến hóa để nhường chỗ cho các đồng tiền dự trữ thay thế, vàng sẽ nổi lên như một cơ chế cân bằng những rủi ro vốn có trong các loại tiền tệ mạnh.”
Hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại vàng vì các giới hạn mà vàng áp vào chúng. Tuy nhiên, rồi sẽ có ngày sự tự tin dành cho tiền tệ giảm mạnh đến mức họ họ buộc phải tìm tới vàng để cứt vớt sự sống của bản thân.
Giavang.net
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng