Tổng hợp tin tức, diễn biễn tình hình trên Biển Đông hôm nay ngày 10/6
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ công( Tin Biển Đông ) – Liên tục cập nhật tin tức, diễn biến mới nhất tình hình biển đông ngày hôm nay 10/6.
>> Hải Phòng: Tàu cá bị tàu mang số hiệu TQ phun vòi rồng, đâm va trên vịnh Bắc Bộ
>> Trung Quốc tiếp tục công bố tài liệu và phát ngôn bịa đặt chủ quyền Biển Đông
>> Trung Quốc tăng cường tàu chiến, sẵn sàng đâm va tàu Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương – 981 tiếp tục có dấu hiệu dịch chuyển hôm nay
Chiều 10.6, Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết, trong ngày Trung Quốc đã duy trì 119 tàu, trong đó có 38 tàu hải cảnh, 13 tàu vận tải, 19 tàu kéo, 43 tàu cá và 6 tàu quân sự bảo vệ xung quanh giàn khoan Hải Dương 981.
Các tàu quân sự hoạt động và bảo vệ giàn khoan từ 3 phía, phía đông 2 chiếc, phía tây 2 chiếc và phía nam 2 chiếc với số hiệu là 842 và 839.
Quan sát tại hiện trường, lực lượng kiểm ngư của Việt Nam phát hiện, Trung Quốc đã tăng thêm 2 máy bay số hiệu Y8 nâng tổng số 3 máy bay trinh sát liên tục hoạt động ở độ cao từ 300 – 500 mét. Đặc biệt, lực lượng kiểm ngư của ta cũng ghi nhận Trung Quốc đã có 1 máy bay chiến đấu hoạt động trong vùng biển có giàn khoan. Cũng theo Cục Kiểm ngư, trong ngày giàn khoan có dấu hiệu di chuyển không ổn định theo hướng đông – đông nam. >> Xem chi tiết: Tại đây
Trung Quốc đang cố khiêu khích Việt Nam dùng vũ trang
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung Quốc đang cố tình khiêu khích để Việt Nam sử dụng lực lượng vũ trang và đây là bẫy của Trung Quốc cố tạo ra trong thời gian hơn một tháng qua trên biển.
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời Chuẩn đô đốc Hải quân Lê Kế Lâm cho rằng diễn tiến của sự vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên biển chủ quyền Việt Nam cho thấy Trung Quốc đang muốn mở rộng và mặc định vùng đặc quyền, thềm lục địa từ cái mà họ tự cho mình có chủ quyền ở Hoàng Sa – quần đảo Trung Quốc đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Đồng thời với việc thể hiện rằng mình có hoạt động kinh tế ở khu vực này qua việc áp đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc tiến hành xua một lượng lớn tàu cá ồ ạt vào đánh bắt ở vùng biển này để hợp thức hóa cho sự xâm chiếm trái phép đó. Khi tàu cá Việt Nam đánh bắt ở khu vực này thì Trung Quốc sẽ cho tàu cản trở, tấn công và lu loa lên rằng tàu cá Việt Nam vi phạm.
Với chiến thuật khiêu khích quân sự của Trung Quốc, tướng Lâm phân tích: “Trung Quốc đang cố tình khiêu khích để Việt Nam sử dụng lực lượng vũ trang. Đây là bẫy của Trung Quốc cố tạo ra trong thời gian hơn một tháng qua trên biển. Và họ đang tiếp tục điều thêm tàu quân sự ra khu vực giàn khoan trái phép là muốn đẩy mạnh sự khiêu khích đó”.
Cảnh giác mưu đồ mới của Trung Quốc khi mùa mưa bão tới
Báo Pháp luật TP.HCM cũng dẫn lời Trung tướng Mai Xuân Vĩnh, nguyên Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, chỉ rõ: “Ta không có ảo tưởng Trung Quốc có thiện chí để giải quyết vấn đề trong lúc này, trừ khi họ tuyên bố hoạt động thăm dò chấm dứt nên rút giàn khoan. Hành động xâm lấn, bành trướng của họ đã thành hệ thống không có gì mới lạ”.
Với những diễn biến ngày càng phức tạp tại thực địa quanh khu vực giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, tướng Vĩnh lưu ý: Thời gian tới, diễn biến về khí hậu, thời tiết trên biển sẽ khó lường, cho nên Việt Nam cần chuẩn bị các phương án tối ưu để đối phó với âm mưu mới của Trung Quốc.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ lợi dụng tàu thuyền lớn để duy trì sự có mặt tại vùng chủ quyền Việt Nam, ngược lại tàu thuyền của ta nhỏ hơn nên khó hiện diện để cản trở sự xâm lấn của họ.
“Ta không bao giờ gây sự trước nhưng trước sự hung hăng, bất chấp của Trung Quốc thì các lực lượng của ta cần luôn đặt ở tư thế sẵn sàng để đáp trả họ đích đáng” – tướng Vĩnh góp ý.
Ý chia sẻ với Việt Nam về tình hình biển Đông
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Ý Matteo Renzi đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9 – 10/6.
Về tình hình biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo tới Thủ tướng Matteo Renzi về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.
Thủ tướng Ý khẳng định: Ý đồng quan điểm của Liên minh châu Âu và khối G7, đã chia sẻ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về tình hình hiện nay ở biển Đông và cho rằng các bên cần kiềm chế và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi từng cưu mang ngư dân Trung Quốc bị nạn ở Hoàng Sa”
Theo phóng viên Lê Phi (báo Pháp luật TP.HCM), ngày 9/6, những nhân chứng từng sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 đã đến thăm, gặp thân mật với lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
Ông Trần Hòa (sống tại TP.HCM) từng tham gia vào lực lượng đồn trú của Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa cũng nhớ lại: “Chúng tôi ra Hoàng Sa đã thấy đảo được xây dựng rất khang trang, trên đảo đã có cầu tàu. Lúc đến Hoàng Sa, tôi là một y tá mới 19-20 tuổi”.
Đặc biệt, ông Hòa còn nhớ lại hình ảnh ông và đồng đội công tác trên đảo Hoàng Sa từng cứu và cưu mang một gia đình ngư dân Trung Quốc khi gặp bão.
>> Tin mới trưa 10/6: Trung Quốc vu cáo Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc
“Khoảng tháng 10/1973, Hoàng Sa xuất hiện bão. Chiều hôm đó sóng rất lớn, có một chiếc tàu cá của ngư dân Trung Quốc đang hướng tới Hoàng Sa. Chúng tôi đã ra cứu, kéo họ vào Hoàng Sa để tránh bão. Hôm đó, bão dữ dội và hôm sau tàu của họ hoàn toàn bị đánh tan. Chúng tôi phải nuôi gia đình ngư dân Trung Quốc này. Theo quy định, chúng tôi chỉ được cấp bảy lạng gạo/ngày nhưng khi gia đình ngư dân này được cứu, chúng tôi phải chia ra để nuôi sống họ”.
Ngẫm đến chuyện tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, ông Hòa bức xúc: “Chúng tôi đã từng cưu mang ngư dân Trung Quốc, thế mà giờ đây họ có thể nhẫn tâm đâm chìm cả tàu cá của chúng ta không thương tiếc”.
Ngoại giao Việt Nam từng ở thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’
Tuần Việt Nam dẫn lời nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình cho hay thời điểm này phải nói là một thử thách rất lớn với chúng ta.
“Nhưng, không phải là giai đoạn khó khăn nhất của chúng ta so với những cuộc đấu tranh ngoại giao trước đây. Trong lịch sử, có những lúc chúng ta còn ở cái thế ngàn cân treo sợi tóc, căng thẳng hơn nhiều chứ.
Như thời điểm năm 1979. Trước khi cả thế giới công nhận chúng ta có công ở Campuchia, chúng ta đã bị nhìn khác đi sau khi giúp bạn tiêu diệt chế độ diệt chủng. Khi đó tôi làm Chánh văn phòng cho Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tôi chứng kiến mỗi lần ông đi Liên Hợp Quốc về là một lần mệt mỏi.
Chúng ta chỉ được hơn hai chục phiếu ủng hộ và phải đối mặt với cả trăm phiếu phản đối. Nó tác động rất nhiều đến nội bộ của chúng ta: nào là bị cấm vận, kinh tế kiệt quệ và nhiều khó khăn khác không thể kể xiết…
Nhưng chúng ta vẫn vượt qua sự cô lập đó bằng con đường ngoại giao kiên trì, khéo léo”, ông Nguyễn Phú Bình khẳng định.
Đức Duy TH
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng