Vì sao tỷ giá có thể sẽ còn tăng?
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngTỷ giá USD/VND có xu hướng tăng nhẹ trong quý III mặc dù có các cam kết về sự ổn định của thị trường ngoại tệ.
Nếu phân tích kỹ chu kỳ vận động tăng của tỷ giá trong thời gian qua, có thể thừa nhận Việt Nam vẫn cơ bản giữ ổn định được tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Cụ thể, trong nửa đầu quý II, tỷ giá USD/VND liên tục ổn định dưới 21.100 đồng với nguồn cung vượt trội so với nhu cầu mua USD từ các công ty thương mại. Điều này thể hiện qua cán cân thương mại của Việt Nam duy trì số dương từ đầu năm đến hết tháng 4.
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cũng gia tăng vị thế bán trước USD để kinh doanh chênh lệch lãi suất góp phần gia tăng nguồn cung USD giúp ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, sang đầu tháng 5, Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã tạo nên sóng gió trên thị trường tài chính trong nước.
Không chỉ thị trường ngoại hối, mà thị trường cổ phiếu, trái phiếu, vàng và lãi suất đều biến động mạnh. Tâm lý của người Việt trước những sự kiện này luôn được lặp lại. Nhu cầu mua USD tăng mạnh khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng đã kéo tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tăng.
Hơn nữa, tháng 5 và tháng 6 là 2 tháng cao điểm mà các công ty xăng dầu phải mua USD để nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu rất cao. Trong khi đó, do những vụ bạo động của công nhân ở các khu công nghiệp cũng làm ảnh hưởng xấu đến nguồn cung USD trong giai đoạn này.
Ngày 18/6, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng từ mức 21.036 lên 21.246 VND/USD (tăng 1%). Dự trữ ngoại hối đang ở mức cao (tính đến tháng 4/2014 dự trữ ngoại hối đạt hơn 35 tỷ USD được xem là mức kỷ lục) đủ khả năng điều tiết thị trường, nhất là sự biến động tỷ giá bắt nguồn từ yếu tố tâm lý và NHNN cũng nhận định chưa cần thiết phải điều chỉnh tỷ giá, nên động thái này được xem là bất ngờ đối với thị trường.
Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, như vậy, NHNN đã sử dụng 1/2 room điều chỉnh trong năm nay để triệt tiêu kỳ vọng của thị trường trước biến động của tỷ giá và hỗ trợ tích cực hoạt động xuất khẩu. Từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh, theo NHNN sẽ không điều chỉnh quá 1% như cam kết từ đầu năm, do các yếu tố hỗ trợ không nhiều, khả năng ổn định cao.
Dự kiến là vậy, song nếu nhìn thẳng vào thực tế, trong những tháng qua, dù cam kết thế nào thì tỷ giá đã tăng khá nhiều, từ 21.120 lên 21.246 USD/VND, tương ứng mức tăng 0,61%. Tỷ giá USD trên thị trường tự do thậm chí còn tăng mạnh, lên 21.400 USD/VND, tương ứng mức tăng 1,33%.
Với sự biến động này, người ta kỳ vọng nhiều đến việc NHNN sẽ phá giá tiền đồng. Nói như thế vì trên thị trường giao dịch tiền tệ, nhìn chung VND liên tục bị sụt giá so với các đồng tiền mạnh khác như USD, euro, đồng yên so với cách đây một năm. Động thái hạ giá tiền đồng trong thời gian qua được nhiều người cho là nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Một số ý kiến khác cho rằng, nguyên nhân chính là giá USD trên thị trường tự do bị đẩy lên cao do nhu cầu mua USD của nhà nhập khẩu tăng và tình trạng găm giữ USD của người dân và nhà xuất khẩu. Phần lớn các chuyên gia đều đánh giá tỷ giá sẽ tăng vào những tháng cuối năm.
Bà Bùi Hải Dương, Phòng Kinh doanh ngoại hối Sacombank, cho rằng trong quý III, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong biên độ từ 21.250 – 21.450 đồng khi cán cân thương mại của VN thường xuất siêu trong 2 năm trở lại đây.
Lãi suất theo chu kỳ thì có xu hướng tăng khi các NHTM đẩy mạnh tín dụng theo định hướng và kế hoạch năm, theo đó lãi suất VND sẽ tăng cũng khuyến khích các thành phần tham gia thị trường tăng nguồn USD.
Theo lý giải của đại diện bộ phận ngoại hối của một ngân hàng tại TP.HCM, sở dĩ tỷ giá được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới là do nhu cầu ngoại tệ của nhà nhập khẩu vẫn cao, trong khi cung ngoại tệ của các ngân hàng vẫn thấp.
Và với việc lượng ngoại tệ bên ngoài chảy vào thị trường một cách nhỏ giọt và tình trạng “găm” USD của nhà xuất khẩu chưa chấm dứt, cung – cầu ngoại tệ sẽ tiếp tục bị lệch pha.
Thông kê của Tổng cục Thống kê vừa công bố (tổng kim ngạch nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt 83,5tỷ USD và nhập siêu là 1,26 tỷ USD) cho thấy nhập siêu đang gia tăng. Nhập siêu tăng, nguồn cung ngoại tệ căng thẳng, nguồn bù đắp ngoại tệ chưa hoàn toàn sáng sủa đã gây sức ép lên tỷ giá.
Đó là lý do khiến tỷ giá có thể sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Về nguyên tắc, nếu tỷ giá tăng có tác dụng làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu có quyền hồ hởi.
Nhưng theo một chuyên gia, chưa nên vội mừng vì điều này chỉ đúng khi tính đến tỷ giá hiệu dụng, tức tỷ giá sau khi điều chỉnh lạm phát. “Nếu tiền đồng giảm giá 5% mà tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lại trên 5% thì nó cũng không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam”, ông này nói.
Cùng quan điểm, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính – đầu tư dự báo, trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái sẽ còn được điều chỉnh tăng nhưng là điều chỉnh có mức độ. Ở mặt khác, tỷ giá tăng sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam và hạn chế được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đối với những nhà xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa, việc VND giảm giá so với USD cũng không làm tăng đáng kể sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng