Vòng đàm phán giữa các nhà sản xuất dầu thất bại


Vòng đàm phán giữa các nhà sản xuất dầu thất bại sau khi Ả-Rập Saudi và Iran bế tắc
Các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã thất bại trong việc đi đến một thỏa thuận chung tại vòng đàm phán diễn ra vào tối chủ nhật vừa qua để đóng băng sản lượng đầu ra. Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed bin Saleh al-Sada cho hay các nước khai thác dầu mỏ đều tuyên bố rằng họ cần “thêm thời gian.”
Những nhà sản xuất đã hy vọng đây sẽ là thỏa thuận đầu tiên trong 15 năm qua, tuy nhiên đàm phán đã gặp khó khăn sau khi Ả-Rập Saudi, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới yêu cầu Iran cũng phải tham gia một thỏa thuận để đóng băng sản lượng đầu ra.
Iran đã miễn cưỡng đồng ý để duy trì mức sản lượng dầu hiện tại, trong khi vẫn cố gắng giành giật lại thị phần như trước khi bị cấm vận.
Xem thêm: 5 thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ ngày 18/04-22/04
Cuộc họp tại Doha đã được diễn ra vào ngày Chủ nhật vừa qua với 18 quốc gia đã đồng ý một thỏa thuận rằng sẽ đặt mức giá sàn đối với dầu thô tại 45 USD/thùng, tăng 60% từ mức thấp nhất trong tháng 1.
Nhưng Reuters dẫn nguồn tin nói rằng Ả-Rập Saudi lại muốn tất cả các thành viên của OPEC đều phải tham dự cuộc đàm phán, mặc dù khẳng định trước đó trên chưa bao gồm Iran, đối thủ chính trị của mình trong khu vực, vì Tehran đã từ chối đóng băng sản xuất.
Nếu thỏa thuận này không đạt được kết quả, thì có thể là đà tăng gần đây của giá dầu sẽ bị trì hoãn.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Société Générale của Pháp cho biết: “Khi nói đến dầu, các nguyên tắc của Goldilocks cần phải được áp dụng đầy đủ. Nếu giá quá thấp, sẽ làm gia tăng nỗi lo sợ về một vòng tròn luẩn quẩn của khủng hoảng kinh tế, lan toả đến bảng cân đối của ngân hàng, làm xói mòn các điều kiện tài chính và gây ra một cơn gió ngược mới cho nền kinh tế.
“Mặc khác, giá quá cao lại làm xói mòn đà tăng và gây ảnh hưởng đến sức mua. Nhưng, nếu giá dầu tăng cao khi được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ hơn, thì đây là một tin tốt”.
Họ cũng lưu ý rằng một báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo rằng việc ngưng sản xuất đơn thuần sẽ có tác dụng hạn chế về nguồn cung dầu vật lý.
Mặc dù vậy, kỳ vọng cao trước cuộc họp hôm chủ nhật rằng một thỏa thuận có thể được ký kết giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu phi OPEC để duy trì sản lượng ở mức tháng 1 đến tháng 10. Reuters cũng cho biết, các nhà sản xuất đã đồng ý đóng băng sản xuất dầu tại “một mức dễ chịu” miễn là tất cả các nước OPEC và các nước xuất khẩu lớn tham gia.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, đã khiến giá dầu giảm nhanh chóng. Tại thị trường châu Á, giá dầu của Mỹ (WTI) giao tháng 5/2016 giảm 2,2 USD xuống còn 36,16 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển bắc giao tháng 6 cũng giảm 2,23 USD (tương đương 5,17%) xuống còn 40,87 USD/thùng.
Nguồn: Theguardian/Đăng bởi: Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng