Chuyên gia nói gì về nới biên độ tỷ giá USD/VND?
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngNhiều hãng tin và tờ báo lớn của thế giới hôm nay (12/8) đồng loạt đưa ý kiến của giới chuyên gia đánh giá tích cực về động thái của Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-1% lên +/-2%.
>> Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỷ giá lên 2%
“Việc nới biên độ tỷ giá USD/VND giúp Chính phủ điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới”, ông Nguyễn Thế Minh, chuyên viên phân tích cấp cao của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) phát biểu khi trao đổi với phóng viên của hãng tin Reuters.
“Động thái điều chỉnh này là dễ hiểu và nên được nhìn nhận như một dấu hiệu tích cực bởi sẽ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ tiền đồng xuống giá”, ông Minh phát biểu.
Cũng với cái nhìn lạc quan, ông Alan Phạm, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty quản lý quý VinaCapital Group, cho rằng việc nới biên độ tỷ giá sẽ có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Alan Phạm nói: “Đây là một hành động chính sách rất kịp thời. Động thái ngày hôm nay sẽ hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam đã chịu áp lực lớn từ các thị trường Mỹ và EU”.
Các bài viết trên báo chí quốc tế đều nhấn mạnh bối cảnh của lần điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND, đó là động thái của Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm giành ưu thế cho lĩnh vực xuất khẩu của nước này.
“Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm nay. Việt Nam có mức thâm hụt thương mại 300 triệu USDtrong tháng 7 do tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc còn 9,5% trong 7 tháng đầu năm, so với mức tăng 14,1% đạt được cùng kỳ năm ngoái”, Bloomberg viết.
Hãng tin này nói rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ ít nhất năm 2007. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt mức 28,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2015, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 8,3%, đạt 9,3 tỷ USD.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal, ông Stephen Innes, nhà giao dịch ngoại hối cấp cao thị trường châu Á của Oanda, nhận định, động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là “một cơ chế phòng vệ để không bị ngợp trước sự mất giá của đồng Nhân dân tệ”.
Trang blog thị trường tài chính Barron’s Asia nói rằng chưa thể xem động thái nới biên độ tỷ giá là hành động “chiến tranh tiền tệ” bởi tỷ giá tham chiếu vẫn được giữ nguyên ở mức 21.673 VND/USD.
Thị trường tài chính toàn cầu ngày 11 và 12/8 đã biến động mạnh sau 2 động thái phá giá Nhân dân tệ liên tiếp của PBoC, với mức cắt giảm 1,9% và 1,6% đối với tỷ giá tham chiếu.
“Việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ sẽ mở màn cho một vòng luẩn quẩn trong đó các quốc gia thi nhau làm suy yếu đồng tiền của mình”, ông Wee-Ming Ting, trưởng bộ phận trái phiếu châu Á của công ty quản lý quỹ Pictet Asset Management ở Singapore, nhận xét.
Theo:Vneconomy/Đăng bởi: Tygiavang.vn
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng