ECB gặp khó khăn khi chính sách thắt chặt của FED cận kề


Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang phải vật lộn với những khó khăn, làm sao để vực dậy lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị hành trình nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi Lehman Brothers sụp đổ.
Các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới đang hồi phục theo mỗi tốc độ khác nhau sau 7 năm khủng hoảng kinh tế tài chính. Nhật bản đang lấn dần vào thời kì suy thoái và Trung Quốc đang cố gắng trụ vững sau những biến cố nghiêm trọng trong năm nay.
Trong khi đó, FED lại phổ biến trên diện rộng rằng họ sẽ kéo cò, bắt đầu cho chính sách thắt chặt từ tháng 12 để bắt kịp với tăng trưởng kinh tế và việc làm ở Mỹ thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu lại có vẻ như sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa vào 3/12.
Lạm phát vẫn ở mức gần bằng 0 trong khu vực đồng Euro 19 quốc gia thành viên, và lạm phát lõi trượt theo giá năng lượng và các yếu tố theo thời vụ chiếm 1%, chỉ bằng một nửa mục tiêu của ECB tới gần những vẫn dưới mức 2%.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Anh vẫn còn cân nhắc khi nào sẽ thực hiện tăng lãi suất đầu tiên, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và Thụy Điển cũng đang phiền muộn về vấn đề chống định giá quá cao đồng tiền của họ khi thực tế việc hạ lãi suất của ECB khiến cho đồng Euro rớt giá.
Ngân hàng trung ương trong khu vực đồng Euro, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Thụy Điển đã rút lại mức lãi suất mà họ yêu cầu các ngân hàng về các khoản tiền gửi dưới 0, với các nước không sử udnjg đồng Euro sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực hơn để ổn định tỷ giá hối đoái.
Tuy có nhiều tình thế tiến thoái lưỡng nan, nhưng họ đều có chung nhận định: khó khăn đang ngày càng gia tăng cho các ngân hàng trung ương để khơi dậy lạm phát trong nền kinh tế suy giảm suốt một thời gian dài do đầu tư thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và dân số già.
Chủ tịch ECB Mario Draghi, người đã đưa ra tín hiệu cho chính sách nới lỏng trong tuần tới, đã mạnh mẽ phản bác lại các ý kiến cho rằng các công cụ của ngân hàng trung ương là vô dụng. Nhưng những người khác lại đặt câu hỏi về mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ là bao nhiêu khi tỉ giá đang gần sát mức 0.
Các ngân hàng trung ương vẫn đang phải mò đường trong bóng tối, vì tiền của ECB mất giá đã làm xáo trộn các tín hiệu lãi suất thị trường và gây ra những nghi ngờ về tính tin cậy của các công cụ đo lường lạm phát kỳ vọng truyền thống.
Một trong số các lựa chọn là giảm tỉ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu là 10 điểm và khả quan hơn chính là sự gia tăng trong mua trái phiếu chính phủ.
Bên ngoài khu vực đồng Euro, Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cho biết ông không biết khi nào nên tăng lãi suất của Anh, nghe có vẻ mơ hồ hơn so với trước khi bắt đầu đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng chi phí vay thấp kỷ lục.
Ông cũng nói rằng áp lực về sự độc lập của ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lên trong những năm gần đây.
Trong khi Anh có động thái tiền tệ riêng của mình, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Thụy Điển đều đang phụ thuộc vào hành động của ECB.
Nguồn Reuters.com / Đăng bởi Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng