Lạm phát tiêu dùng phẳng lặng gây sức ép với BOJ


Trong một năm qua tính đến tháng 2/2016, đường lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản vẫn “đi ngang” do chi phí năng lượng thấp và sức tiêu thụ yếu tạo áp lực tăng giá đối với ngân hàng trung ương nước này qua các công cụ kích thích mặc dù Ngân hàng đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong chưa đầy 2 tháng qua.
Giá tiêu dùng lõi ở Tokyo, được coi là một chỉ số hàng đầu về giá cả trên toàn quốc, trong tháng 3 đã đánh dấu sự sụt giảm hàng năm lớn nhất trong gần 3 năm qua, cho thấy rằng lạm phát sẽ vẫn khiêm tốn khi tổng cầu yếu trong bối cảnh khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có nguy cơ lâm vào suy thoái.
Các dữ liệu củng cố thêm quan điểm thống lĩnh thị trường mà Ngân hàng Nhật Bản sẽ buộc phải cắt giảm dự báo lạm phát của mình và đẩy lùi thời gian để đạt được mục tiêu 2% tại cuộc họp đánh giá tiến độ chính sách hàng quý vào tháng tới.
“Lạm phát tại Nhật Bản sẽ không đạt mục tiêu của BOJ trong vài năm tới”, Koya Miyamae, nhà kinh tế cấp cao tại SMBC Nikko Securities cho biết.
“BOJ đang rơi vào một vòng luẩn quẩn với đầy áp lực nới lỏng chính sách ngay cả khi Ngân hàng không có nhiều giải pháp hiệu quả”, ông nói.
Số liệu chính phủ Nhật Bản đưa ra hôm nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI), trong đó bao gồm các sản phẩm dầu nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi sống dễ hao hụt, không thay đổi trong tháng 2 so với một năm trước đó.
CPI tháng 2 tăng 0,1% so với dự báo trung bình của thị trường và không đổi so với tháng 1.
CPI lõi của Tokyo giảm 0,3% trong năm tính đến tháng 3/2016, lần đầu tiên chỉ số này giảm nhiều như thế kể từ tháng 4/2013 và giảm nhiều hơn so với mức thị trường dự báo giảm trung bình 0,2%.
Chi phí nhiên liệu sụt giảm liên tiếp là nguyên nhân chủ yếu đằng sau mức lạm phát khiêm tốn. Và với mức giảm 10,9% trong chi phí năng lượng đã làm cho giá cả hàng hóa ví dụ như thực phẩm chế biến, phòng khách sạn và TV tăng vừa phải.
Nhưng các nhà phân tích nói rằng chi tiêu hộ gia đình yếu đang khiến một số công ty kìm hãm tăng giá, hoặc thậm chí cắt giảm, để thu hút người tiêu dùng khi tiền lương hầu như không tăng thêm.
Năm ngoái, phục hồi kinh tế vừa chớm nở đã cho phép các chuỗi nhà hàng tăng giá món cơm bò “gyudon” – biểu tượng giảm phát một thời của Nhật Bản bởi cạnh tranh khốc liệt khiến cho giá ở mức thấp vô cùng.
Nhưng họ lại một lần nữa bắt đầu đưa ra các chương trình giảm giá, bao gồm chuỗi nhà hàng Sukiya – trước đó đã mở rộng chiến dịch bán cơm với giá rẻ hơn so với thường lệ 1,6%.
Nếu các biện pháp cạnh tranh như vậy lan rộng, nó có thể đe dọa những nỗ lực của BOJ trong việc khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu mạnh tay hơn hơn khi dự báo giá sẽ sớm tăng trở lại.
Trong tháng 1/2016, BOJ đã gây chấn động thị trường bằng cách áp dụng lãi suất âm để ngăn chặn tăng trưởng chậm ở nước ngoài và thị trường tài chính bất ổn ảnh hưởng tới sự phục hồi mong manh cuả nền kinh tế nước này.
Nhưng biện pháp này đã thất bại trong việc thúc đẩy giá cổ phiếu và niềm tin kinh doanh của công ty đã giảm sút kể từ đó do xuất khẩu đã bị ảnh hưởng bởi cầu thị trường đang giảm đi đáng kể.
Các công ty vẫn thận trọng với việc nâng tiền lương, khiến thì trường ngày càng nghi ngờ khả năng lạm phát sẽ tăng tốc lên 2% nhanh như BOJ dự tính.
Khi BOJ triển khai chương trình tài sản mua lớn vào tháng 4/2013, Ngân hàng cam kết sẽ đạt được 2% trong khoảng hai năm. Do lạm phát đình trệ, Ngân hàng đã nhiều lần đẩy lui khung thời gian để đạt mục tiêu lạm phát của mình. Lần gần đây nhất là tại cuộc họp tháng 1/2016
BOJ hiện dự tính lạm phát sẽ đạt 2% vào khoảng nửa đầu năm tài chính 2017, sáu tháng sau so với thời gian nó dự cuối tháng 10/2015.
Nguồn Reuters / Đăng bởi Tygiavang.vn

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng