Mối liên kết giữa vàng và nới lỏng tiền tệ thực chất là gì?


QE: (Quantitative easing) là một chương trình mà Ngân hàng trung ương các nước sử dụng để nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách bơm tiền ra nền kinh tế, làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, kích thích kinh doanh phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế.
Phản ứng trực quan khi nói về liên kết giữa vàng và nới lỏng tiền tệ là QE (hoặc “in tiền”) khiến cho tiền giấy giảm giá trị, và do đó, nâng tầm giá trị của vàng. Mối tương quan này đã trở nên vô cùng rõ ràng khi hai vòng QE đầu tiên mà Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) áp dụng: giá vàng đã tăng hơn gấp đôi khi tính theo đồng đô la Mỹ và đồng euro chỉ trong khoảng 3 năm và giá bạc thậm chí còn tăng hơn ba lần.
Tuy nhiên, hệ quả mà QE3 để lại hoàn toàn khác biệt. Biểu đồ dưới đây phản ánh cho chúng ta sự thay đổi của giá các tài sản (chứng khoán, trái phiếu, hàng hóa, vàng) từ khi bắt đầu QE3 cho tới khi Fed bắt đầu động thái “taper” (được hiểu là giảm dần cho tới hết) QE3.
Theo logic thông thường, việc chấm dứt QE3 sẽ tạo nên tác động tiêu cực đối với giá vàng. Quá trình “taper” thu hẹp QE3 là một khoảng thời gian dài, chương trình mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp mà Fed áp dụng đã giảm từ ngưỡng 85 tỷ USD ban đầu xuống còn 15 tỷ USD.
- 18/12/2013: thu hẹp 10 tỷ USD, QE3 chỉ còn 75 tỷ USD mỗi tháng
- 28/1/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
- 19/3/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
- 30/4/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
- 18/6/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
- 30/7/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
- 18/9/2014: thu hẹp 10 tỷ USD
Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy rõ ràng là thị trường chứng khoán đã chịu áp lực/tổn thương/nhiều biến động trong suốt quá trình Fed thu hẹp QE3, trong khi đó, giá vàng lại tương đối ổn định khi bắt đầu động thái “taper”.
Điều gì đã tạo nên trạng thái trên của thị trường? Rõ ràng là “in tiền” không có tương quan theo phương thức song hành (one – to – one) với kim loại quý. Nhưng, chúng ta cũng hoàn toàn thấy được là động thái in tiền của Mỹ lại có mối tương quan rất cao đối với cổ phiếu. Trong tất cả các giai đoạn nới lỏng tiền tệ, chứng khoán đã thể hiện tốt, trong khi vàng chỉ được hưởng lợi từ QE1 và QE2 bởi đó là giai đoạn thị trường liên quan tới yếu tố lạm phát. Mặt khác, QE3 tạo nên “rủi ro” lớn trong giao dịch thương mại; bởi vì bàn tay vô hình toàn năng của ngân hàng trung ương có nguy cơ kích thích vô tận. Điều đó khiến vàng có thể bị căm ghét, ít nhất là các nhà đầu tư phương Tây.
Điều thú vị là vàng hiện nay lại đang hành xử như một tài sản không nhiều rủi ro, ở trạng thái của một “thiên đường an toàn” đối với hoạt động giao dịch.
Ý niệm này có ý nghĩa gì trong tương lai? Thật sự rất khó nói, nhưng câu trả lời nhiều khả năng là vai trò “nơi trú ẩn an toàn” nên được tiếp tục. Với việc thị trường luôn tiềm ẩn nhiều bong bóng, bao gồm cả những căng thẳng địa chính trị, Ebola và chiến tranh tiền tệ, sẽ là công bằng/hợp lý khi chúng ta mong đợi vàng nỗ lực thể hiện mình trong vai trò trú ẩn. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư vàng sẽ có lợi thế tương đối tốt hơn so với các nhà đầu tư bạc, cho đến khi kỳ vọng lạm phát quay trở lại (ví dụ như do chính sách tiền tệ).
Vì vậy, với các vòng tiếp theo của nới lỏng tiền tệ, bất cứ khi nào nó cũng có thể sẽ được công bố, nhà đầu tư cần phải được phân tích chặt chẽ tất cả “các trường hợp/trạng thái/kịch bản” của thời điểm đó, cũng như ảnh hưởng kết quả tâm lý thị trường.
Theo gia vang

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng