Published On: Sat, May 7th, 2016

Tin tức biển Đông: Vì sao Malaysia vẫn “Tiền hậu bất nhất” với các vấn đề biển Đông

Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021
Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ công

Tháng 3/2016, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim tiết lộ rằng, Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia đã phát hiện các tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hộ tống 100 tàu cá xâm nhập vùng biển Malaysia tại bãi cạn Luconia ở Biển Đông, ngoài khơi bang Sarawak.

Thông tin này giống như một lời cảnh báo đối với Malaysia về việc Trung Quốc có thể gia tăng các hành động quyết đoán trong vùng biển tranh chấp với nước này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein sau đó lại lên tiếng cho rằng, Hải quân Hoàng gia (RMN) khẳng định không có việc tàu Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển gần bãi cạn Luconia.

Tiếp sau đó, Malaysia đã triệu Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về vụ xâm nhập trái phép của các tàu thuyền Trung Quốc quanh bãi cạn mà Malaysia tuyên bố chủ quyền.

Những gì diễn ra cho thấy, Malaysia không có cách tiếp cận nhất quán trong vấn đề Biển Đông. Các quan chức khác nhau trong Chính phủ Malaysia lại gửi đi những thông điệp không giống nhau đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

 Theo tờ Straits Times, những diễn biến này có thể là kết quả của các yếu tố từ trong nước, cụ thể là thiếu sự phối hợp đồng bộ trong cơ cấu chính phủ, vốn là điều phải có và cần thiết để xoa dịu những lo ngại của công chúng về các vụ xâm nhập trái phép vùng biển Malaysia của tàu thuyền Trung Quốc.
Chiến hạm Trung Quốc rình rập trên Biển Đông.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Straits Times đưa ra hai dẫn chứng cụ thể cho nhận định này. Xu thế chủ yếu trong Chính phủ Malaysia là chấp nhận giữ thái độ ôn hòa trong các tranh chấp.

Phát biểu trước Hạ viện, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng: “Những mâu thuẫn trong tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan ở Biển Đông không thể được giải quyết bằng sức mạnh quân sự mà cần phải giải quyết thông qua đàm phán trên tinh thần đoàn kết giữa các nước ASEAN và các bên ủng hộ chúng ta (Malaysia)”.

Tuyên bố này của nhà lãnh đạo hàng đầu Malaysia phản ánh đường lối lâu nay của nước này, đó là luôn tìm cách né tránh việc công khai đối đầu, đề cao vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp và coi tranh chấp ở Biển Đông không đơn giản chỉ là vấn đề chủ quyền của Malaysia.

Ở trường hợp thứ hai, một số quan chức Malaysia lại có cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại khi cho rằng, tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là vấn đề chủ quyền của Malaysia.

Điển hình như trong một chuyến thăm tới Borneo tháng 11/2015, phó Thủ tướng Malaysia Zahid Hamidi tuyên bố, Malaysia sẽ không giữ im lặng trước các vụ xâm nhập trái phép của tàu, thuyền Trung Quốc, và rằng “nếu Malaysia bị đe dọa hoặc bị lấn chiếm, chúng tôi sẽ đứng lên để bảo vệ đất nước mình”.

Đối với vụ xâm nhập mới nhất của tàu, thuyền Trung Quốc vào vùng biển Malaysia hồi tháng 3/2016, ông Datuk Seri Shahidan, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng cho rằng, Malaysia sẽ có hành động pháp lý để chống lại việc các tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vào vùng biển nước này.

Một số nhà phân tích đã tìm cách lý giải về giọng điệu ngày càng “lên tông” của Malaysia đối với thái độ của Trung Quốc thay vì quan điểm ôn hòa và linh hoạt thường thấy trước đây của nước này liên quan đến vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Theo đó, xét từ mối quan hệ song phương Trung Quốc – Malaysia, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thái độ này của Malaysia sẽ gây phản tác dụng và làm căng thẳng mối quan hệ song phương.

Vì vậy, ngay cả khi có động thái phản đối mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây thì những tuyên bố của phía Malaysia cũng đã được “hiệu chỉnh” cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc cho dù chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương có giúp Malaysia cảm thấy “tự tin” hơn đôi chút.

Tờ báo này cho rằng thay vì xây căn cứ không quân, Trung Quốc nên đóng nhiều tàu sân bay để thỏa mãn tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Phân tích này cũng có thể là động thái đánh lạc hướng dư luận khỏi chú ý đến các hành động phi pháp và nguy hiểm ở Gạc Ma.

Vấn đề do đâu?

Trong khi các phân tích nói trên thảo luận về những điều chỉnh trong cách tiếp cận của Malaysia đối với Biển Đông trên phương diện đối ngoại, những nghiên cứu đã chứng minh rằng, thông điệp mâu thuẫn về một chính sách đối ngoại nào đó có thể xuất phát từ nguyên nhân là do các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành có thể có những mục tiêu và quy trình vận hành khác nhau.

Cụ thể trong trường hợp của Malaysia, những thông điệp mâu thuẫn gần đây của các quan chức nước này có thể liên quan đến việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ để đối phó với tình huống tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển.

Thực tế, Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia và Hải quân Hoàng gia Malaysia đã đưa ra những thông tin hoàn toàn trái ngược nhau về vụ xâm phạm của tàu Trung Quốc trong lúc Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết vẫn đang xác minh thông tin.

Có một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lập trường của Malaysia đối với vấn đề Biển Đông, đó chính là bầu không khí chính trị trong nước. Hiện môi trường chính trị ở Malaysia được cho là “tương đối” bất ổn nên bất kỳ động thái nào làm gia tăng căng thẳng cần phải được giải quyết nhanh chóng.

Sai lầm trong việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông có thể khiến giới lãnh đạo Malaysia phải hứng chịu chỉ trích của các đối thủ chính trị và gia tăng hoài nghi trong công chúng.

Việc đánh vào tinh thần dân tộc qua những tuyên bố giữ vững chủ quyền, chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc được cho là có thể xoa dịu nhận thức của công chúng, khiến người dân tin tưởng vào cách xử lý hiệu quả của Chính phủ đối với các tranh chấp và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Vì vậy, những lời lẽ được cho là có phần mạnh mẽ hơn của Malaysia về tuyên bố chủ quyền của họ đối với những khu vực tranh chấp chủ yếu nhằm mục đích trấn an dư luận trong nước nhiều hơn là gửi đi thông điệp cứng rắn với Trung Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, Malaysia nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ thái độ không đối đầu với các thách thức phát sinh từ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ở phía bên kia, Trung Quốc cũng tiếp tục “ve vãn” Malaysia bằng việc tìm cách phát triển quan hệ trên nhiều mặt và Bắc Kinh về cơ bản đã đạt được mục đích.

Mặc dù phản ứng của Malaysia không thống nhất sau vụ xâm nhập của tàu thuyền Trung Quốc nhưng nhìn chung, chính sách về Biển Đông của nước này vẫn tương đối rõ ràng.

Thật vậy, việc duy trì một mối quan hệ tốt với Trung Quốc vẫn là ưu tiên của Malaysia bởi bất kỳ xung đột nào phát sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Kuala Lumpur trong khu vực. Tuy nhiên, một mối quan hệ nếu chỉ dựa trên lợi ích thì với những những hành động gần đây của Trung Quốc, mối quan hệ ấy sẽ khó có thể tồn tại bền vững lâu dài.

Theo VOV

iPhone 6s cá tính phiên bản mạ vàng đen

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng

Kinh doanh

Cafe Tây Nguyên Danh sách các công ty thu mua cà phê của Việt Nam

Số lượng các tập đoàn, công ty thu mua cà phê chỉ trên dưới 10 công ty nhưng khối lượng cà phê mà các tập đoàn, công ty này mua không phải là nhỏ, khoảng 75 đến 85% sản lượng cà phê của tổng khối lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của cả Việt […]

Phân tích

Giá vàng sẽ tăng lên 62 triệu đồng/lượng?

Chuyên gia dự báo, trong năm 2021, giá vàng leo lên mức 2.2000 USD/ounce, tương đương 62 triệu đồng/lượng. Trả lời Kitco, ông Jon Deane, cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng JP Morgan, hiện là Tổng giám đốc của Quỹ Trovio cho biết, với cung tiền dồi dào trên khắp thế giới, lạm phát đã xuất hiện. […]

Tài chính kinh doanh- Video

Quân đội Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Video xe tăng phe đảo chính thổ nhĩ kỳ đâm thẳng vào người dân biểu tình

Xe tăng của phe đảo chính không ngần ngại húc thẳng vào những người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tối 15/7 (theo giờ địa phương), một số đoạn video lan truyền trên mạng internet cho thấy, người biểu tình […]

Quà tặng tết 2021