Máy bay AirAsia rơi do bị đóng tuyết?
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ công(Máy bay mất tích) – Chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay Airbus A320-200 mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia (Malaysia) vẫn đang được khẩn trương tiến hành, với nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết xấu – mối nguy hiểm “xưa như trái đất” của ngành hàng không.
>> Khác biệt trong vụ mất tích máy bay AirAsia và MH370
>> Phát hiện vật thể nghi vấn trong vùng tìm kiếm máy bay AirAsia
>> Indonesia: Máy bay AirAsia mất tích có thể đang ‘nằm dưới đáy biển’
Trong những giờ đầu sau khi xảy ra thảm kịch, hãng hàng không giá rẻ AirAsia liên tục cập nhật tình hình vụ việc trên website, tài khoản Facebook. Thế nhưng, báo cáo mới nhất thì vẫn chỉ là những mô tả khá chung chung mà đa phần ai cũng đoán trước được: Máy bay đang trên hành trình bay theo kế hoạch, phi công yêu cầu thay đổi độ cao và hành trình để tránh thời tiết xấu, rồi sau đó mất liên lạc với Trung tâm Kiểm soát Không lưu (ATC) của Indonesia. Yếu tố thời tiết nguy hiểm được mô tả là “giông bão, gió lớn, sấm sét”.
Các chuyên gia nói rằng, các máy bay thương mại được thiết kể với khả năng vượt qua thời tiết nguy hiểm, thế nhưng không một chuyến bay nào có thể “miễn nhiễm” trước các yếu tố thời tiết xấu.
Thời tiết – mối lo “xưa như trái đất”
Ngành hàng không đã có những bước phát triển nhảy vọt trong vài năm trở lại đây trong nhận diện, vòng tránh, vượt qua thách thức thời tiết. Thế nhưng, nhiều cải thiện này được phát triển dựa trên các phân tích có được từ các tai nạn hàng không chết người. Theo thống kê từ trang PlaneCrashInfo.org, kể từ năm 1950 đến nay, 15% số vụ tai nạn máy bay có nguyên nhân từ yếu tố thời tiết và tỉ lệ này có xu hướng giảm theo thời gian.
Box: “Đóng tuyết” (FIKI – Flight Into Known Icing) là thuật ngữ chỉ việc một máy bay đi vào khu vực mà ở đó xuất hiện khả năng hình thành tuyết. Khi đi vào vùng thời tiết giá lạnh và độ ẩm lớn, dễ xuất hiện khả năng băng được hình thành ở một số bộ phận của máy bay. Sự tích tụ băng ở các ống pitot có thể phá vỡ cửa hút động cơ và làm mất sức mạnh của động cơ, hoặc can thiệp vào các bộ phận điều khiển cánh và đuôi – các bộ phận được sử dụng để kiểm soát máy bay. |
Thế nhưng, thời tiết vẫn là mối quan ngại thường trực đối với phi công, hoa tiêu và chuyên viên kiểm soát không lưu và nó chiếm 6% nguyên nhân các thảm họa hàng không từ năm 2000 đến nay. Nếu thời tiết là lý do dẫn đến thảm họa QZ8501, thì đây sẽ là trường hợp thứ hai trong năm nay, sau vụ một máy bay của hãng TransAsia rơi ở Đài Loan hồi tháng 7, sau khi đi vào vùng thời tiết xấu do ảnh hưởng của cơn bão Matmo.
John Goglia, chuyên gia giàu kinh nghiệm, thợ cơ khí duy nhất được Cơ quan hàng không Mỹ (FAA) cấp chứng chỉ, từng là thành viên của Ban An toàn Giao thông Quốc gia (Mỹ) nói: Máy bay có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, nhưng bão, lốc, sấm sét… vẫn là mối quan ngại thường trực. Đó là lý do giải thích tại sao các hãng hàng không đều có biên chế nhân viên hoa tiêu và chuyên gia khí tượng. Thời tiết xấu đặc biệt nguy hiểm trong quá trình cất hoặc hạ cánh và việc phi công yêu cầu thay đổi độ cao, hành trình bay (như trường hợp QZ8501) để tránh các yếu tố nguy hiểm là rất phổ biến.
Theo Goglia, kịch bản nhiều khả năng nhất là QZ8501 đã gặp phải tình trạng “đóng tuyết. “Tôi tin là như vậy. Bay ở trần bay cao thì độ ẩm lớn. Tình trạng đóng tuyết này có thể xảy ra tại hệ thống ống pitot – bộ cảm biến đo tốc độ. Nếu đúng vậy, máy bay của AirAsia có thể đã chịu chung kịch bản với chiếc Airbus A320 447 của hãng hàng không Pháp Air France bị rơi ở Đại Tây Dương hồi năm 2009”.
Nguồn Đời sống và Pháp luật
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng