Nga mua thêm 9,3 tấn vàng để dự trữ và xây dựng thương mại song phương với TQ


Trong khi mọi người phải chờ thêm vài ngày cho đến khi IMF công bố số liệu thống kê mới nhất của toàn cầu, các ngân hàng trung ương Nga đã thông báo rằng họ đã dự trữ thêm 9,3 tấn vàng. Do tình trạng căng thẳng đang được dịu xuống ở Ukraine, nếu đạt được thỏa thuận mới nhất, thì lệnh trừng phạt phương Tây đối với Nga có thể đang dần được thu hồi.
Lượng dự trữ vàng của Nga hiện ở mức 1.113,5 tấn, quốc gia có lượng dự trữ lớn thứ 5 trên thế giới, có thể vượt qua Trung Quốc – quốc gia có lượng dự trữ tại 1.054 tấn. Tuy nhiên một số người cho rằng Trung Quốc không có vàng nhiều hơn so với mức mà họ thông báo cho IMF. Nhìn chung, Nga đã tăng gấp đôi về lượng vàng dự trữ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007/2008 và kể từ đó ngân hàng trung ương của Nga hàng tháng luôn mua vàng vào. Những con số cho thấy rằng sự gia tăng hàng tháng chủ yếu đến từ các ngân hàng trung ương, và họ đã chiếm một phần đáng kể trong sản lượng vàng của cả nước mà vào một tháng trong năm 2013 con số này đã đạt được 20 tấn; năm ngoái Nga là nhà sản xuất vàng lớn thứ ba trên thế giới nhưng năm nay Nga có thể vượt qua Australia giành vị trí số 2 sau Trung Quốc.
Song song với việc theo đuổi của vàng, Nga tiếp tục xây dựng các mối quan hệ tài chính và thương mại song phương với Trung Quốc. Vào đầu tháng này, Tổng thống Putin của Nga và Phó Thủ tướng Trung Quốc Zhang Gaoli chính thức triển khai xây dựng giai đoạn đầu của đường ống dẫn khí đốt Siberia của nhà máy nhiệt điện Gazprom Nga – Nga sẽ cung cấp 4 nghìn tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc trong hơn 30 năm. Trong khi một số khía cạnh của công trình vẫn có thể bị trì hoãn do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, theo kế hoạch đường ống sẽ được đưa vào hoạt động năm 2019. Theo các quan chức Nga và Trung Quốc, với mức chi phí ước tính ở 70 tỷ USD, đây sẽ là dự án lớn nhất thế giới với đường ống dẫn khí đốt dài gần 4.000 km với các cơ sở hạ tầng liên quan, và khí đốt sẽ được cung cấp cho các khu vực đông dân phía đông bắc của Trung Quốc, cũng như Viễn Đông của Nga. Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng đường ống dẫn vào cuối năm tới.
Tại lễ khai trương, tờ Russia Today dẫn lời Tổng thống Putin cho biết “Chi nhánh khí đốt mới sẽ tăng cường đáng kể hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên hết – “đối tác quan trọng” nhất là Trung Quốc”. Điều này cho thấy Nga đang tìm cách để làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào phương Tây về xuất khẩu dầu và khí đốt và có lẽ trong một số khía cạnh thương mại khác cũng vậy, trong khi Trung Quốc có vẻ đa dạng hóa và xây dựng thương mại với một siêu cường quốc khác (sau Mỹ và chính mình) do Trung Quốc đang tìm đồng minh để thúc đẩy đồng tiền của mình trở thành loại tiền tệ dự trữ toàn cầu mới càng sớm càng tốt. Việc thay đổi loại tiền tệ dự trữ là việc không thể tránh khỏi trong trung và dài hạn nhằm cân bằng kinh tế toàn cầu và có thể đẩy Trung Quốc vào cuộc xung đột kinh tế với Mỹ mặc dù điều này có thể sẽ được đánh giá thấp bởi cả hai chính phủ. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói trong một bài viết gần đây, Trung Quốc là rất nhiều người chơi lâu dài trong các trò chơi kinh tế toàn cầu.
Giống nhu Trung Quốc, Nga xem việc nắm giữ vàng như là một yếu tố tích cực đáng kể trong bất kỳ trật tự tài chính thế giới mới nào có thể phát triển trong thập kỷ tới. Chính sách tài chính của Mỹ đã thống trị thương mại thế giới trong gần một thế kỷ nhưng một số thế lực kinh tế mạnh mẽ hiện nay – đặc biệt liên quan đến các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, đang xây dựng quan hệ thương mại nội tệ của mình và bắt đầu bỏ qua đồng đô la.
Từ trước đến nay, vàng đã có thể thống trị thương mại toàn trong khi phương Tây có thể thấy điều này đã đến hồi kết nhưng một phần của dân số thế giới vẫn tin rằng vàng là tài sản tiền tệ toàn cầu quan trọng nhất. Cả Trung Quốc và Nga đều tin tưởng mạnh mẽ vào vàng.
Đức Duy

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng