Tiền tệ châu Á giảm tuần thứ 6 liên tiếp
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngĐây là đợt giảm dài nhất trong 6 năm trở lại đây của thị trường tiền tệ châu Á.
Chỉ số đôla châu Á Bloomberg-JPMorgan, theo dõi các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất tại châu Á trừ yên, giảm 0,2%. Những số liệu kinh tế khả quan gần đây của Mỹ đã hỗ trợ rất lớn cho đà tăng giá của USD so với các đồng tiền châu Á khác.
Trong đó, ringgit Malaysia giảm mạnh nhất khu vực, xuống thấp nhất 5 năm so với USD trong phiên giao dịch hôm nay 5/12. Cụ thể, ringgit giảm 2,5% so với USD kể từ ngày 28/11 xuống 3,4713 ringgit/USD. Nguyên nhân chủ yếu do đà lao dốc của giá dầu đã kéo giảm triển vọng tăng trưởng xuất khẩu dầu thô của Malaysia.
Với tác động tiêu cực từ đà lao dốc của giá dầu, ngân hàng UBS đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Malaysia từ 5% xuống 4,5%. Trong tháng 10, xuất khẩu – một trong những nguồn thu ngân sách chính – đã giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2013.
Đồng rupiah Indonesia và won Hàn Quốc cũng chịu chung số phận với ringgit khi giảm xuống thấp nhất nhiều năm so với USD. Theo đó, rupiah giảm 0,8% xuống thấp nhất 6 năm ở 12.299 rupiah/USD. Won tiếp tục giảm 0,5% xuống 1.113,96 won/USD sau khi đã chạm mức thấp nhất 15 tháng so với USD sau báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Điểm sáng duy nhất của thị trường tiền tệ châu Á là đồng peso Philippines khi tăng 0,9% kể từ ngày 28/11 lên 44,528 peso/USD. Đây cũng là tuần tăng giá mạnh nhất trong 4 tháng gần đây của peso. Ngoài ra, rupee Ấn Độ và Việt Nam đồng cũng lần lượt tăng 0,3% và 0,2% so với USD.
Ngoài ra ở châu Á, đôla Đài Loan cũng giảm 0,5%, nhân dân tệ Trung Quốc giảm 0,08% và baht Thái Lan giảm 0,2% so với USD.
Theo DVO
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng