Giá vàng toàn cầu có thể chạm đáy quanh ngưỡng $1050 -$1100/oz


Bài viết là quan điểm cá nhân của ông Vatsal Srivastava tại chuyên mục IANS thuộc Yahoo India News.
Vàng thế giới đã mất đi hoàn toàn đà tăng có được kể từ đầu năm sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ công bố cuối tuần trước.
Báo cáo thị trường lao động Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh xuống ngưỡng 5,9% – đây là lần đầu tiên chỉ số này ở ngưỡng dưới 6% kể từ tháng 6/2008. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tạo thêm tới 248.000 việc làm mới trong tháng Chín, đánh dấu chuỗi tăng việc làm ấn tượng 48 tháng liên tiếp.
Thông tin này như một quả bom lớn dội vào thị trường vàng và nhanh chóng đẩy giá quý kim xuống dưới ngưỡng $1200/oz, bởi giới đầu tư nghi ngại rằng Cục dự trữ Liên bang Fed sẽ bám vào cơ sở tăng trưởng việc làm để sớm nâng lãi suất.
Sau khi giá vàng giảm tới 28% trong năm ngoái, nếu vàng còn tiếp tục duy trì thị trường giá xuống trong quý IV năm nay thì giai đoạn 2013 – 2014 sẽ là hai năm giảm liên tiếp của vàng sau thị trường giá tăng tốt kể từ năm 1998.
Đà giảm của vàng xuất hiện rõ nét nhất kể từ khi cựu Chủ tịch Fed ông Ben Bernanke lần đầu tiên công bố “taper” (giảm dần cho đến hết) chương trình nới lỏng định lượng (QE3). Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng lên ngưỡng 3% vào cuối năm 2013, trong khi đó, giá vàng phải chấp nhận sự điều chỉnh tại ngưỡng giá $1200/oz. Sự đi xuống của kim quý xuất phát căn bản từ kì vọng rằng lãi suất Mỹ sẽ sớm tăng. Dựa theo nghiên cứu thị trường, mức lãi suất thực phản ánh chi phí cơ hội nắm giữ vàng so với các tài sản rủi ro khác trong việc đem lại lợi nhuận. Vì vậy, trong suốt lịch sử, một trong những lý do phổ biến nhất giúp vàng tăng giá là mức lãi suất thực thấp. Thị trường giá lên của vàng những năm 1970, đầu thập niên 1980 và thập kỉ tăng giá đến năm 2013 tất cả đều liên quan tới mức lãi suất thực của Mỹ ở ngưỡng âm. Hơn thế nữa, sự suy giảm của giá vàng trong giai đoạn 1982 – 2001 thì lại gắn liền với giai đoạn tăng trưởng của lãi suất.
Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là vàng lại tăng trở lại trong những ngày đầu năm 2014 mặc dù chu trì thu hẹp QE3 được thực hiện đều đặn và có khả năng sẽ chấm dứt trong tháng Mười này. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ vẫn duy trì dưới ngưỡng 2,5% bởi những phát biểu có tính “u ám” của bà chủ tịch Fed Janet Yellen. Vì vậy, giá vàng đã hồi phục trở lại trong những ngày đầu tháng Một năm nay. Hơn thế nữa, quý kim còn được hỗ trợ đắc lực bởi căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu và những dữ liệu/biến số kinh tế trái chiều khiến thị trường lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ là không bền vững. Đây chính là hai chất xúc tác chính khiến giá vàng hồi phục trong nửa đầu năm nay.
Tuy nhiên, vàng lại tiếp tục chịu áp lực trong thời gian gần đây khi đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường tiền tệ. Chỉ số đồng USD đã tăng liên tục trong gần 7 tuần qua và đang chạm ngưỡng cao nhất kể từ tháng 6/2010. Đồng bạc xanh mạnh mẽ chính là nhân tố khiến giá mọi hàng hóa đi xuống. Kết quả là, ngưỡng $1200/oz của vàng đã bị phá thủng. Theo đà đi xuống mạnh mẽ, vàng có thể mất thêm khoảng 100USD mỗi ounce. Tại mức đáy mới này, thị trường có thể kì vọng vàng rằng vàng sẽ hồi phục trở lại.
Quan trọng hơn là, đối trọng của vàng – thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thể hiện khá tốt. Mặc dù, chỉ số S&P 500 đã thoái lui khỏi ngưỡng đỉnh nhưng chỉ số này vẫn ở ngưỡng rất cao và thu hút giới đầu tư. Bất kì đà tăng nào của thị trường chứng khoán Mỹ cũng có thể khiến vàng tổn thương và điều chỉnh giảm sâu hơn nữa.
Những nhà đầu tư yêu mến vàng có thể phải đau đớn khi chứng kiến đà giảm tiếp theo của vàng khoảng 100USD mỗi ounce. Tuy nhiên, mức đáy mới này cũng có thể chính là thời điểm vàng hồi sinh. Chúng tôi kì vọng rằng vàng sẽ leo lên ngưỡng $1500/oz trong 2 – 3 năm nữa.
Theo gia vang

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng