Ngân hàng Nhật Bản sẽ không “chớp mắt” kể cả khi giá dầu làm giảm mức dự báo CPI
Những mẫu quà tặng tết cao cấp hot nhất 2021 Những mẫu quà mừng thọ độc đáo chế tác thủ côngGiá dầu liên tục giảm có thể buộc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) một lần nữa cắt giảm cảnh báo lạm phát vào tháng 1, nhưng theo lời những người đã quen với cách điều hành của Ngân hàng thì điều này trước mắt cũng sẽ không dẫn đến việc mở rộng chính sách tiền tệ.
BOJ đã hạ dự báo của mình trong tháng 10 và lùi lại các khung thời gian trước đó cho dự tính rằng lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2% trong 6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm chễ này là lỗi của việc sụt giảm chi phí năng lượng.
Các dự báo này dựa trên giả định rằng giá dầu thô, khi đó nằm trong khoảng 50 USD/thùng, sẽ tăng dần lên khoảng 60 USD/thùng trong những năm tới đây.
Thế nhưng giá dầu đã giảm xuống dưới 40 USD/thùng và nếu chúng không tăng vọt trở lại thì BOJ có thể sẽ giảm giá dầu giả định và dự báo giá tiêu dùng khi Ngân hàng này điểm lại các báo cáo dài hạn tại cuộc họp vào ngày 28-29/1/16.
“Nếu giá dầu dao động quanh mức hiện tại, BOJ sẽ không thể tránh khỏi việc phải xem xét lại dự báo giá cả của mình”, một nguồn tin cho biết.
Theo dự báo lập trong tháng 10 của BOJ, lạm phát tiêu dùng lõi (không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm giá dầu) đạt 0,1% trong năm tài chính hiện tại cho đến 3/2016, và tiếp tục tăng dần cho đến 1,4% trong năm sau.
Ngân hàng này hiện nay đang kì vọng lạm phát đạt mục tiêu 2% trước thềm 2017, mặc dù cũng có một số ý kiến trái chiều đã công khai rằng phải mất một khoảng thời gian nữa bởi lương đang tăng chậm.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kudora một mực khẳng định rằng Ngân hàng sẽ xem xét những tác động của giá dầu và chỉ nới lỏng nếu có gì bất chắc, chẳng hạn như suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi, phá vỡ xu hướng giá cả tăng mạnh và cản trở các doanh nghiệp nâng mức lương tuần.
BOJ lập luận rằng xu hướng cơ bản của lạm phát đang được cải thiện khi mà các doanh nghiệp đang từng bước nâng cao mức lương và giá hàng hóa, điều này phản ảnh nền kinh tế đang phục hồi.
Để bảo vệ cho quan điểm này, BOJ viện dẫn một số chỉ số về giá cả mới mà đã vượt qua được tác động của giá năng lượng và giá các mặt hàng tươi sống cùng với thực phẩm chế biến đang tăng.
Chỉ số đó cho thấy rằng giá tiêu dùng tăng 1,2%/năm trong tháng 10, và các quan chức của Ngân hàng mong đợi chỉ số tiếp tục tăng cao hơn nữa cho đến tháng 2/2016.
Qua đây, các quan chức BOJ có vẻ như tập trung nhiều vào các chỉ số mới để bổ sung cho lập luận của mình rằng nền kinh tế Nhật Bản đang trên lộ trình đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Ngân hàng Nhật Bản hiện nay đang sử dụng chỉ số CPI lõi của chính phủ như là thước đo chính cho giá cả, là chìa khóa để đưa ra các chính sách mới. Chỉ số này không tính mặt hàng đồ tươi sống nhưng lại bao gồm cả giá năng lượng, đã giảm liêp tiếp 3 lần và tụt 0,1%/ năm tính đến tháng 10.
Nguồn: Reuters/Đăng bởi: Tygiavang.vn
Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng