Khủng hoảng tài chính 2008 đã tạo nên thị trường giá lên đối với vàng như thế nào?


Lưu ý: Bài viết là sự nhìn nhận lại những gì đã xảy ra với vàng cách đây 5 năm sau khi thế giới rơi vào Khủng hoảng tài chính và cách Cục Dự trữ liên bang cứu vớt nền kinh tế ra khỏi vũng bùng suy thoái.
Giá vàng đã tăng trong năm 2009, một năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái diễn ra, đánh dấu mức chênh lệch giữa giá cuối năm và giá đầu năm là +24%.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều yếu tố được thiết lập trong năm 2008 để tạo nên đà tăng của vàng trong năm 2009 – và trong vài năm sau đó – khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bước vào những ngày đen tối nhất của nó. Tóm tắt lại những gì đã xảy ra trong quý cuối cùng của năm 2008, Bộ Tài chính Mỹ nắm quyền kiểm soát cho vay thế chấp của hai đại gia ngân hàng đầu tư Fannie Mae và Freddie Mac vào tháng 9/2008 và cho biết họ sẽ bơm 200 tỷ USD cho các doanh nghiệp xử lý lỗ mặc định thế chấp.
Trong tháng 10/2008, tất cả các thị trường – bao gồm cả vàng – đều giảm mạnh bởi thị trường tín dụng đóng băng. Vào thời điểm đó, vàng đã được bán ra như một cách giúp các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ để chống đỡ thiệt hại tại các thị trường khác. Chính phủ Mỹ bắt đầu hành động cứu trợ tài chính trong tháng 10/2008 – đây cũng chính là dấu hiệu phản ánh độ tồi tệ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cũng trong tháng 10, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt Chương trình cứu trợ tài sản xấu (Troubled Asset Relief Program), một kế hoạch giải cứu nền kinh tế bằng 700 tỷ USD và do Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang thực hiện.
Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, vàng giảm xuống mức $681/oz vào ngày 24/10/2008 và sau đó tăng trở lại. Quý kim hồi phục vào cuối năm 2008, đứng tại $884,30/oz, tăng khoảng 5% trong năm, ghi nhận là một trong số rất ít các thị trường tăng trong năm đó.
Tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 12/2008 của mình, Cục Dự trữ liên bang đã thực hiện một vài hành động để ổn định thị trường và nền kinh tế. Đầu tiên, các nhà thực thi chính sách bỏ phiếu cho việc giảm mục tiêu Federal Funds xuống phạm vi từ 0% đến 0,25%, và còn áp dụng cho tới hiện nay. (Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis đã thiết lập chuỗi thời gian cho các sự kiện và hành động chính sách trong cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2007 đến giữa năm 2009).
Thứ hai, Fed chính thức ra mắt chương trình nới lỏng định lượng đầu tiên vào tháng 12, với kế hoạch dùng tới 600 tỷ USD để mua chứng khoán thế chấp và các khoản nợ do chính phủ đảm bảo. Tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang tháng 3/2009, Fed tiếp tục mở rộng bảng cân đối ngân sách của mình bằng cách mua thêm 750 tỷ USD chứng khoán thế chấp, nâng tổng số tiền mua chứng khoán thế chấp và nợ lên đến 1,25 nghìn tỷ USD vào thời điểm đó. Họ cũng tăng mua nợ đảm bảo từ 100 tỷ USD lên 200 tỷ USD và mua lên đến 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 6 tháng sau đó nhằm mục tiêu cải thiện thị trường tín dụng tư nhân.
Những năm sau đó, Fed sẽ tiếp tục mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ, mặc dù trong tháng 10/2014 này dự kiến sẽ là thời điểm kết thúc hoàn toàn chương trình mua tài sản.
Richard Baker, biên tập viên của Eureka Miner, cho biết chương trình nới lỏng tiền tệ đã giúp tạo ra một mức giá sàn đối với vàng, và thực sự là cho tất cả các tài sản khác nữa.
“Đó là sự bắt đầu của giai đoạn tạo lạm phát lớn!”, ông nói.
Ông đưa ra ví dụ của một mặt hàng khác được hưởng lợi từ nới lỏng tiền tệ.
“Ngay trước khi ngân hàng Lehman Brothers (phá sản vào ngày 15/9), kim loại đồng được giao dịch ở $2,50 (một pound trên sàn Comex), sau đó giảm xuống dưới $2 và đến tháng 12 thì giá rớt xuống chỉ còn gần $1,25. Đó là sự sụt giảm rất lớn. Nhưng nới lỏng tiền tệ đã đưa giá kim loại này tăng lên. Tôi không nghĩ rằng có bất cứ điều gì đặc biệt tốt đã xảy ra ở giai đoạn này, thực sự. Nới lỏng tiền tệ được thực hiện đã làm giá cả hàng hóa tăng cao.”
Trong một nghiên cứu hồi tháng 10/2009, Dundee Precious Metals đã trình bày một số lý do tại sao giá vàng dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, bao gồm lạm phát tài chính và tiền tệ, nhu cầu đầu tư, chu kỳ tăng giá của vàng và những lo lắng về địa chính trị.
Baker cho biết, nhìn lại 5 năm trước đây, ông cho rằng chương trình nới lỏng tiền tệ đã tạo nên đà tăng giá của vàng nhiều hơn so với vai trò mua để làm tài sản an toàn.
Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 9, giá vàng được giữ trong biên độ khoảng 100 USD một ounce, trong vùng $900/oz – $1000/oz.
“Sự hấp dẫn trong vai trò trú ẩn an toàn quay trở lại và thời điểm đó họ cho rằng vàng chỉ là một giao dịch có tính an toàn. Sự thực là vàng đã đi lên nhưng sau đó nó lại đi xuống. Điều mà không ai thực sự nhớ là sau khi cuộc khủng hoảng tài chính, mọi người đã không xếp hàng để mua vàng. Kim quý được duy trì trong một phạm vi ổn định từ tháng 1 tới tháng 9!”, ông nói.
Vàng cuối cùng đã thoát ra khỏi phạm vi của nó vào ngày 1/10/2009 khi chính thức vượt ngưỡng $1000/oz và không hề đi xuống trong suốt phần còn lại của năm.
Vàng trên sàn Comex định ở mức $1096,20/oz vào ngày 31/12/2009, tăng 24% so với ngày 31/12/2008 tại mức giá $884,30/oz. Trong năm 2009, giá vàng tăng cao lên ngưỡng $1227,50/oz vào đầu tháng 12 trước khi trượt nhẹ vào cuối năm.
Baker đã chỉ ra rằng giá vàng giảm trong ngày mà chỉ số Standard & Poor 500 thiết lập mức đáy theo ngày tại 666 điểm tháng 3/2009.
“Điều đó làm tôi ngạc nhiên, vàng giảm ngày mà S&P rớt xuống mức đáy!” ông nói. “Một số người chỉ ra rằng ngày thứ Hai sau khi S & P đóng cửa ở mức thấp mới là mức thấp nhất, nhưng với tôi ngày khủng khủng hoảng của phố Wall là khi rớt xuống 666 điểm. Tôi nhớ đã cân nhắc con số này trong thời gian thực. Tôi nghĩ đó là đáng sợ hơn so với ngày thứ Hai mà mọi người thường nói!”, ông chia sẻ.
Vì vậy, ông nói, rất khả năng tất cả các chi tiêu chính phủ, bao gồm nới lỏng tiền tệ, cộng với những lo ngại về lạm phát vì mở rộng thanh khoản, đã không có tác dụng tích lũy sau này trong năm 2009.
Doanh số bán vàng-xu và đầu tư vào các quỹ giao dịch cũng tăng mạnh trong năm 2009, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm. Trong cả năm 2009, tiền xu American Eagle được bán bởi U.S. Mint đạt tổng cộng 1,82 triệu đồng tiền, với 1,33 triệu trong đó là đồng tiền vàng một ounce. Nhìn vào biểu đồ doanh số hàng tháng, khối lượng giao dịch cao hơn vào đầu năm, đây là xu hướng khá phổ biến, nhưng khối lượng tăng lên hàng năm. Khi so sánh, trong năm 2008, US Mint có tổng vàng xu American Eagle bán được là 1,17 triệu, với 794.000 là đồng tiền vàng một ounce.
SPDR Gold Trust ETF đã chứng kiến dòng vốn tăng trong năm 2009, với lượng nắm giữ tăng lên đến 1133,62 tấn tính đến ngày 31/12/2009, so với 780,23 tấn vào ngày 31/12/2008, lượng nắm giữ tăng vào giai đoạn cuối năm một lần nữa. Hiện tại, nắm giữ vàng ETF đang trở lại mức giữa năm 2008.
Giá vàng hiện vẫn còn cao hơn ngưỡng thiết lập tháng 12/2009, nhưng đã giảm đáng kể so với mức cao danh nghĩa thiết lập trong năm 2011 (mức đỉnh mọi thời đại). Vàng đang dịch chuyển trong một xu hướng giảm tương tự như thị trường hàng hóa khác, thậm chí một số mặt hàng như ngô, đậu tương và bạch kim đang lao dốc về mức đáy 5 năm.
“Chúng ta dường như đã đi hết vòng tròn. Đó không chỉ là sự thật về giá đô la, mà còn là mối quan hệ của vàng với đồng, bạc, dầu khi chúng nắm tay nhau cùng xu hướng trong thời điểm bắt đầu năm 2009. Nó gần giống như một sự bình thường hóa lớn được diễn ra!”, Baker nói, khi Fed kết thúc chương trình nới lỏng định lượng.
Ví dụ, ông nói, khi chúng ta nhìn vào giá vàng so với một tập hơn đồng, bạc và dầu thô WTI từ 5 năm trước và đầu tháng này, giá trị không khác nhau nhiều.
Tính đến ngày 2/10/2014, chúng ta phải dành 404,4 pound đồng để mua một ounce vàng, và ngày 31/12/2009 chúng ta sẽ đổi 317,8 pound đồng để có được một ounce vàng. Tỷ lệ vàng/bạc ở mức 71.21 vào ngày 2/10, nhưng đứng ở mức 66,55 vào ngày 31/12,/2009. Tỷ lệ vàng/dầu thô là 13,40 vào ngày 02/10/2014, và đứng ở ngưỡng 14,02 vào cuối năm 2009.
Baker cung cấp đề nghị này là bởi nó có thể xảy ra: “Sự yêu thích đầu tư hàng hóa hiện rất thấp và bây giờ chúng ta đang trở lại nguyên tắc cơ bản cung/cầu làm di chuyển giá hàng hóa, vì vậy bạn có thể mong đợi sự ổn định của thị trường. Với nhu cầu đi xuống, giá sẽ giảm.”
Theo gia vang

Cập nhật Giá vàng trực tuyến và phân tích, nhận định gia vang hom nay mới nhất tại chuyên mục: Giá vàng